Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Thị Rỡ
Và các cộng sự
Đồng chủ nhiệm nhiệm vụ: TS.Bùi Xuân Khôi
Cơ quan thực hiện: Phòng Kinh tế huyện Long Thành
Mục tiêu của nhiệm vụ:
+ Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu góp phần nâng cao thu nhập cho nhà vườn trồng sầu riêng. Tạo động lực thu hút ngày càng nhiều nhà vườn sản xuất sầu riêng theo VietGAP từ đó sẽ hình thành vùng chuyên canh sản xuất sầu riêng hàng hóa theo VietGAP trên toàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
+ Mục tiêu cụ thể
– Nắm bắt hiện trạng sản xuất và những trở ngại trong sản xuất cây sầu riêng. Từ đó đề ra hướng phát triển hiệu quả cho sản xuất sầu riêng theo VietGAP ở vùng dự án.
– Nâng cao năng suất (tăng 12-15% so với vườn sản xuất đại trà), đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm thông qua các mô hình sản xuất sầu riêng theo hướng VietGAP, trong đó có 10 ha đạt chứng nhận VietGAP.
– Nâng cao kỹ năng sản xuất sầu riêng theo VietGAP cho các nhà vườn ở Bình Sơn và Bình An thông qua đào tào kỹ thuật viên, tập huấn, tham quan mô hình và hội thảo đầu bờ.
- Điều tra hiện trạng canh tác sầu riêng và hiện trạng sản xuất sầu riêng đối chiếu với các yêu cầu của VietGAP ở xã Bình Sơn và Bình An
1.1. Điều tra hiện trạng canh tác sầu riêng ở xã Bình Sơn và Bình An
– Qui mô, diện tích:
Đến tháng 10/2015, diện tích sầu riêng trên toàn huyện gần 300 ha, phân bố trên toàn huyện nhưng tập trung ở các xã Bình Sơn (khoảng 92 ha) và xã Bình An (115 ha). Xã Bình Sơn và Bình An có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự phát triển của sầu riêng nên sầu riêng có chất lượng ngon và nổi tiếng ở miền Đông Nam Bộ. 2 xã Bình Sơn và Bình An có vị trí địa lí liền kề nhau, có điều kiện đất đai, nước tưới cũng như chế độ chăm sóc tương tự nhau.
– Giống sầu riêng:
Có 2 giống sầu riêng được nhà vườn trồng phổ biến ở xã Bình Sơn và Bình An là giống sầu riêng Ri6 (chiếm 75% số hộ điều tra) và Monthong (chiếm 21,7% số hộ điều tra), chỉ có 3,3% số hộ điều tra trồng giống sầu riêng khác như hạt lép Bến Tre, hạt lép Đồng Nai, khổ qua xanh nhưng các giống này đều trồng xen trong các vườn cây ăn quả của gia đình chứ không trồng tập trung
– Năng suất sầu riêng:
Đối với cây sầu riêng từ 5 – 6 năm tuổi, số vườn đạt năng suất từ 50-100 kg/cây chiếm tỷ lệ cao nhất (60% số hộ điều tra). Đối với cây sầu riêng từ 7–8 năm tuổi, số vườn đạt năng suất từ 100-150 kg/cây chiếm tỷ lệ 70%. Đối với cây sầu riêng ≥ 9 năm tuổi, số vườn đạt năng suất từ 150-200 kg/cây chiếm tỷ lệ cao nhất 75%
– Hiệu quả kinh tế của cây sầu riêng:
Đối với vườn sầu riêng năm thứ 10 với năng suất đạt trung bình 25 tấn/ha và giá bán bình quân 23.000đ/kg thì nhà vườn thu được từ bán sầu riêng khoảng 575 triệu đồng. Sau khi trừ tất cả các chi phí (công lao động, phân bón, thuốc BVTV, tiền điện…) khoảng 180 triệu đồng thì nhà vườn còn thu được tiền lãi khoảng 395 triệu đồng/ha/năm. Đây là mức thu nhập cao.
1.2. Điều tra hiện trạng sản xuất sầu riêng theo check list đối chiếu với các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP ở xã Bình Sơn và Bình An
– Các tiêu chí trong yêu cầu sản xuất VietGAP được 100% số hộ điều tra tuân thủ: Sử dụng phân bón và thuốc BVTV có trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam; mua thuốc BVTV đúng nơi quy định; thu hoạch sản phẩm đúng thời gian cách ly; sử dụng lao động đúng độ tuổi.
– Các tiêu chí chưa được nhà vườn tuân thủ: Hồ sơ đánh giá nguy cơ ô nhiễm (đất trồng, nước tưới); hồ sơ lưu về mua cây giống; ghi chép nhật ký sản xuất (giống; mua và sử dụng phân bón, thuốc BVTV; thu hoạch và bán sản phẩm); biện pháp xử lý để bảo đảm không làm ô nhiễm môi trường và sản phẩm khi chăn thả vật nuôi; tiêu huỷ hoá chất và bao bì được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước; hồ sơ của người lao động; trang bị đầy đủ thuốc, dụng cụ y tế và bảng hướng dẫn sơ cứu khi bị ngộ độc hoá chất, thuốc BVTV; cảnh báo vườn sầu riêng mới được phun thuốc BVTV; đánh giá nội bộ; khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Hình 1. Cây sầu riêng sinh trưởng phát triển tốt trong mô hình |
Kết quả phân tích mẫu đất và nước tưới cho thấy vùng sản xuất sầu riêng theo VietGAP ở xã Bình Sơn và Bình An đảm bảo đủ điều kiện sản xuất VietGAP.
– Đánh giá nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm đất trồng sầu riêng ở xã Bình Sơn và Bình An:
+ Việc sử dụng phân bón vô cơ của các nhà sản xuất không có tên tuổi, thương hiệu thì nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng trong đất là rất cao. Nhà vườn nên sử dụng phân bón của các nhà sản xuất lớn, có thương hiệu uy tín trên thị trường.
+ Các phế phẩm chăn nuôi ở các hộ trong vùng sản xuất thải ra vườn trồng mà chưa qua xử lý có nguy cơ ô nhiễm đất cao. Cân có các biện pháp xử lý như ủ hoai mục trước khi sử dụng bón cho cây sầu riêng.
– Đánh giá nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm nước tưới sầu riêng ở xã Bình Sơn và Bình An:
+ Nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trong vùng trồng làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Nhà vườn cần có các biện pháp quản lý nước thải sinh hoạt (có hố sâu và nắp đậy), quy hoạch chăn nuôi không để vật nuôi chạy ra vườn sầu riêng.
+ Vỏ bao bì thuốc BVTV để rải rác trên vườn sầu riêng gây ô nhiễm nguồn nước. Cần có thùng chứa vỏ bao bì thuốc BVTV.
Hình 2. Cây sầu riêng cho năng suất cao trong mô hình |
- Xây dựng mô hình sản xuất sầu riêng theo hướng VietGAP
– Tập huấn, đào tạo chuyển giao kỹ thuật:
– Xây dựng hệ thống quản lý VietGAP
– Soạn thảo tài liệu, biểu mẫu:
– Thống nhất qui trình sản xuất và vẽ sơ đồ vườn sản xuất
– Hướng dẫn cho nhà vườn hoàn tất xây dựng cơ sở vật chất cần thiết theo yêu cầu của VietGAP
– Hướng dẫn nhà vườn ghi chép nhật ký đồng ruộng
– Phân tích quả sầu riêng ở mô hình:
– Tiến hành kiểm tra và đánh giá nội bộ:
Sau khi đã hoàn tất các nội dung theo yêu cầu của VietGAP, ngày 20/6/2015 nhóm cán bộ kỹ thuật đã tiến hành kiểm tra, đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng của mô hình.
Các thủ tục để thanh tra viên nội bộ tiến hành thanh tra nội bộ và lập hồ sơ thanh tra gồm: Kế hoạch thanh tra nội bộ; Checklist thanh tra nội bộ; Phiếu CAR cho các điểm không phù hợp; Báo cáo thanh tra nội bộ; Theo dõi hành động khắc phục của nông hộ.
Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn các chủ vườn và các công nhân khắc phục các điểm chưa phù hợp trong quá trình thanh tra và đánh giá nội bộ. Xem xét chi lại chi tiết toàn bộ tài liệu, hồ sơ quản lý; hướng dẫn chính sửa, bổ sung
– Hướng dẫn chủ vườn lập hồ sơ đăng ký chứng nhận và khắc phục điểm chưa phù hợp:
– Thuê tổ chức chứng nhận độc lập: Vào ngày 28-29/6/2015, Công ty Cổ phần Khử trùng và Giám định (FCC) tại Tp HCM đã tiến hành kiểm tra đánh giá hệ thống thực hành nông nghiệp tốt cho mô hình với diện tích 15 ha. Kết quả mô hình đạt tiêu chuẩn VietGAP. Công ty FCC đã cấp giấy chứng nhận VietGAP cho mô hình sản xuất sầu riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP vào ngày 17/7/2015.
Với mục tiêu ban đầu là chứng nhận 10 ha mô hình sản xuất sâu riêng đạt VietGAP và 05 ha chỉ sản xuất theo hướng VietGAP. Tuy nhiên hiện tại dự án đã chứng nhận VietGAP cho cả 15 ha mô hình sản xuất sầu riêng. Như vậy mô hình đã vượt mục tiêu ban đầu.
4.1. Đào tạo kỹ thuật viên về “Qui trình kỹ thuật sản xuất sầu riêng theo VietGAP”
Có 10 nhà vườn ở xã Bình Sơn và Bình An được đào tạo về qui trình kỹ thuật sản xuất sầu riêng theo VietGAP từ ngày 02/3/2014 – 16/3/2014 tại Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ.
4.2. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất sầu riêng theo VietGAP
Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ đã phối hợp với UBND xã Bình Sơn và Bình An tổ chức 6 lớp tập huấn về chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất sầu riêng theo VietGAP với 180 lượt nhà vườn tham dự tại văn phòng ấp 7, xã Bình Sơn.
Hình 3. Tập huấn chuyển giao quy trình sản xuất sầu riêng theo VietGAP |
4.3. Tham quan học tập mô hình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP
Đã tổ chức 1 chuyến tham quan học tập về mô hình sản xuất bưởi đạt tiêu chuẩn VietGAP tại Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tân Triều, xã tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai vào ngày 10/12/2014 có 40 nhà vườn ở xã Bình Sơn và Bình An tham dự.
4.4. Hội thảo đầu bờ
Đã tổ chức hội thảo đầu bờ “Sản xuất sầu riêng theo VietGAP” tại văn phòng ấp 7, xã Bình Sơn và vườn mô hình của hộ ông Trần Anh Trung với 60 lượt nhà vườn tham dự cùng các ban ngành của địa phương (Sở KH&CN Đồng Nai, UBND huyện Long Thành, Trạm Khuyến nông và Trạm BVTV huyện Long Thành) vào ngày 22 và 28/10/2015.