Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS. Huỳnh Văn Tới
Và các cộng sự
Cơ quan thực hiện: Ban Tuyên giáo tỉnh Đồng Nai
Mục tiêu của nhiệm vụ:
+ Mục tiêu chung
Đề tài “Tác động báo chí đối với công chúng của tỉnh Đồng Nai” là công trình nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng (hiệu quả hoạt động) của báo chí, tập trung là báo chí của tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh đang diễn ra nhiều thay đổi về truyền thông và vai trò của nó đối với sự phát triển của Đồng Nai qua khảo sát, phân tích sự tiếp nhận các loại hình báo chí của công chúng Đồng Nai.
+ Mục tiêu cụ thể
Đề tài “Tác động báo chí đối với công chúng của tỉnh Đồng Nai” nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
– Nhận diện công chúng thực và công chúng tiềm năng tiếp nhận sản phẩm các loại hình báo chí, trong đó tập trung chủ yếu là báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình) của tỉnh Đồng Nai cũng như khả năng phát triển các loại hình báo chí hướng đến sự thu hút công chúng.
– Đo lường mức độ và năng lực tác động của báo chí địa phương đối với công chúng.
– Phân tích về những mong đợi của công chúng đối với các loại hình báo chí trong mục tiêu xây dựng Đồng Nai ngày càng phát triển giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
– Xác định các yếu tố về thể chế ở địa phương tác động đến hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
– Đề xuất giải pháp các giải pháp cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động báo chí trong xu thế báo chí phát triển mạnh và sức cạnh tranh ngày càng cao.
Kết quả nghiên cứu:
- Xác định cơ chế tác động của báo chí
Theo Từ điển tiếng Việt: “Cơ chế là cách thức theo đó một quá trình thực hiện”. Xuất phát từ thực tiễn kinh tế – xã hội, báo chí tác động vào nhận thức công chúng nhằm tập hợp, thuyết phục, động viên và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội thông qua việc góp phần thay đổi nhận thức, thái độ và điều chỉnh hành vi của con người và các nhóm công chúng xã hội phù hợp với nhu cầu phát triển, thực hiện sự thay đổi nhận thức, thái độ và điều chỉnh hành vi của công chúng theo hướng phù hợp với sự phát triển, tức là đạt được hiệu quả tác động – điều mà bất kỳ chủ thể truyền thông nào cũng mong đợi.
- Sự tác động của báo chí địa phương, thực trạng và nguyên nhân
2.1. Những kết quả và nguyên nhân đạt được
– Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, công tác quản lý của Nhà nước về , báo chí địa phương từng bước hoàn thiện, chặt chẽ, thống nhất và hiệu quả, đảm bảo cho báo chí hoạt động, phát triển theo đúng tôn chỉ, mục đích, đúng định hướng chính trị của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh.
– Các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành, đoàn thể chính trị – xã hội, các cơ quan truyền thông, báo chí trong tỉnh ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của báo chí; quan tâm, đầu tư cả về “nhân lực, nguồn lực và vật lực” đã góp phần tạo nên bước phát triển mới của nhiều sản phẩm báo chí địa phương, trong đó có những sản phẩm đạt tầm quốc gia và quốc tế về nội dung, hình thức thể hiện.
– Các cơ quan truyền thông, báo chí trong tỉnh từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, nỗ lực vượt qua khó khăn, có nhiều cố gắng tiếp tục trăn trở , đổi mới xây dựng mô hình hoạt động phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH địa phương, đất nước và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng.
– Lĩnh vực PT-TH có nhiều tiến bộ trong sản xuất, truyền dẫn, phát sóng; phương thức phát thanh trực tiếp ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong các chương trình phát thanh, truyền hình, nhất là các chương trình thời sự, tạo nên những hiệu quả tích cực; xu hướng thay thế công nghệ truyền hình cũ bằng công nghệ mới đã góp phần thông tin kịp thời, sức hấp dẫn của các sản phẩm báo chí, được công chúng tiếp nhận.
Hình 1. Báo Đồng Nai
2.2. Một số hạn chế tồn tại và nguyên nhân
– Một số hạn chế tồn tại:
Báo chí địa phương còn bộc lộ một số hạn chế tồn tại, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ một số nhóm đối tượng (công chúng); những bài viết ký sự, phóng sự điều tra, bài bình luận, xã luận, phản ánh đi sâu phân tích, dự báo những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn cuộc sống còn hạn chế; những bài viết về lĩnh vực xây dựng Đảng chưa sâu; nội dung, hình thức chưa hấp dẫn, có nội dung chất lượng chưa cao. Hệ thống truyền thanh cơ sở phát huy hiệu quả chưa cao; phủ sóng PT-TH nhất là vùng sâu, vùng xa còn hạn chế; còn hiện tượng ấn phẩm phụ có biểu hiện thương mại hóa, coi nhẹ chức năng tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng và chức năng văn hóa, thẩm mỹ; công tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quan điểm, lập trường tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo, phóng viên, biên tập viên chưa thường xuyên, trình độ nghiệp vụ không đồng đều.
Còn thiếu nhạy cảm về chính trị, xã hội, kinh tế; tầm tư duy, tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu công chúng; việc phản ánh thiếu toàn diện, có lúc tô đậm mặt trái của bức tranh kinh tế – xã hội, khiến dư luận xã hội bức xúc, hoang mang, v.v; hiện tượng đơn điệu, thiếu sức thuyết phục, thiếu chuẩn xác trong thông tin, chưa sát “hơi thở của cuộc sống” công chúng.
- Mức độ quan tâm của công chúng đối với báo chí địa phương, thực trạng và nguyên nhân
Về mức độ quan tâm của công chúng đối với báo chí ở tỉnh Đồng Nai:
Kết quả khảo sát và tọa đàm cho thấy:
– Mức độ quan tâm thường xuyên (xem, nghe, đọc) của từng đối tượng công chúng đối với báo chí địa phương: Đảng viên: 91,4 %; Nông dân: 54,8 %; Sinh viên: 30,0 %; Công nhân: 16,7 %; Tiểu thương: 18,0 %. Đối tượng ít quan tâm tới báo chí địa phương là: Tiểu thương: 7,0 %; Sinh viên: 5,0 %; Công nhân: 2,4 %.
– Về mức độ quan tâm (xem, nghe, đọc) của từng đối tượng công chúng đối với từng thể loại báo chí địa phương: Đài PT Đồng Nai được nhóm nông dân quan tâm nhất (29,3%), ít quan tâm nhất đến loại hình này là nhóm công chúng đảng viên (11,8%); Đài TH Đồng Nai được sinh viên quan tâm theo dõi nhiều nhất (58,7%), ít quan tâm đến TH nhất là nhóm công nhân (35,4%). Đảng viên là nhóm quan tâm đến Báo Đồng Nai nhiều nhất (27,6%), ít quan tâm nhất là sinh viên (6,5%). Đối với Báo Lao động Đồng Nai, chỉ có 2% tiểu thương quan tâm, quan tâm nhiều nhất đến báo này là công nhân (20,3%). Tỉ lệ quan tâm của đảng viên với Báo Đồng Nai điện tử là 6,6%, trong khi tỉ lệ đó ở nông dân là 0,0%. Riêng cổng thông tin điện tử tỉnh, chỉ có 1,3% đảng viên quan tâm, các nhóm công chúng còn lại không quan tâm. Như vậy, các báo, đài cần điều chỉnh nội dung, hình thức, đa dạng thông tin, nâng tính hấp dẫn của thể loại báo chí, thu hút được nhiều nhóm công chúng hơn nữa.
Hình 2. Logo của Đài phát thanh và truyền hình Đồng Nai |
– Đánh giá chất lượng báo chí của tỉnh hiện nay về tiêu chí “đáp ứng nhu cầu”: Tiểu thương: 57,1%; sinh viên: 55.0%; đảng viên: 48.6%; nông dân: 47.6%; công nhân: 35,7%. Tiêu chí “chưa được như mong đợi”: công nhân: 45,3%; đảng viên 37.1%. Đặc biệt “còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém”: Nông dân: 23,8% ; công nhân lao động: 19,0%; đảng viên: 14.3%; tiểu thương 10.7 %; sinh viên 10,0%.
– Về việc kiến nghị, phản ánh của cá nhân đến các cơ quan có trách nhiệm thông qua báo chí tỉnh nhà: 12,5% Sinh viên một vài lần liên hệ. Đặc biệt, có: 78,6% nông dân, tiểu thương và trên: 65% công nhân chưa bao giờ phản ánh, kiến nghị. Điều này cho thấy công chúng ít quan tâm và chưa tin vào việc phản ánh, kiến nghị của cá nhân đến các cơ quan có trách nhiệm thông qua báo chí của tỉnh.
– Về tỉ lệ giới tính quan tâm đến báo chí địa phương: ở nông dân và đảng viên nam quan tâm nhiều hơn nữ; nhóm công nhân, tiểu thương, sinh viên thì có tỉ lệ nữ quan tâm nhiều hơn nam.
Nguyên nhân:
– Do tác động của cơ chế kinh tế thị trường, do tính chất công việc, trình độ, nhu cầu của từng nhóm đối tượng (công chúng).
– Do hạn chế của báo chí địa phương chưa đáp ứng nhu cầu thông tin của từng nhóm đối tượng (công chúng) cụ thể; chuyên trang, chuyên mục chưa sát, nội dung, hình thức chưa thực sự đổi mới nhằm thu hút, hướng đến nhóm đối tượng (công chúng).
– Báo chí địa phương chưa có khảo sát, đánh giá toàn diện về công chúng – nhóm đối tượng tác động của báo chí.
- Một số nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong thời gian tới
– Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với báo chí trước yêu cầu mới:
– Ðối với các cơ quan truyền thông, báo chí địa phương:
– Đối với nhà báo và những người làm báo địa phương:
– Xử lý tốt mối quan hệ giữa nhiệm vụ tuyên truyền và nhiệm vụ kinh tế của báo chí địa phương:
– Báo chí địa phương với việc nâng cao nhận thức, thẩm mĩ, thị hiếu của công chúng
– Mong muốn của công chúng ở tỉnh Đồng Nai đối với báo chí địa phương:
- Những vấn đề đặt và và nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí của tỉnh Đồng Nai
5.1 Những vấn đề đặt ra đối với báo chí của Đồng Nai:
– Nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ chính trị và nhu cầu công chúng
– Tổ chức, phương thức hoạt động hướng đến tính chuyên nghiệp báo chí hiện đại
– Vấn đề đặc trưng địa phương
– Vấn đề công chúng báo chí
– Chú trọng đến hiệu quả công tác quảng cáo, phát hành báo chí
5.2. Giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí của tỉnh Đồng Nai
– Nhóm giải pháp về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động báo chí trong tỉnh
– Nhóm giải pháp đối với các cơ quan báo chí trong tỉnh.
– Nhóm giải pháp đối với những ngưới làm báo