Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Lộc
Đồng chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Hồng Đức Phước
và các cộng sự
Cơ quan thực hiện: Công ty TNHH –ĐTPT – Nông nghiệp Nguyên Lộc
Mục tiêu của đề tài:
1. Xây dựng mô hình trồng xen cacao (05 dòng TD) với diện tích 03 ha, trong đó 02 ha trồng xen với cây Điều và 01 ha trồng xen với cây Dầu.
– Xây dựng được quy trình trồng, chăm sóc cây cacao trồng xen với sản lượng trung bình trên 02 tấn/ha.
– Xây dựng được quy trình lên men đạt tiêu chuẩn Cacao – Trace.
2. Mô hình trồng thí nghiệm 40 dòng Cacao trên diện tích 02 ha, bước đầu lựa chọn được 05 dòng cacao mới có năng suất tốt, khả năng chống chịu với sâu bệnh hại. Còn đang trong quá trình theo dỏi, đánh giá và chuẩn bị tiến hành đăng ký góp phần vào bộ giống mới cho sự phát triển cây cacao.
3. Định hình việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất từ khâu trồng đến khâu tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo việc sản xuất hàng hóa chất lượng và truy xuất nguồn gốc tốt.
4. Tập huấn, chuyển giao nhân rộng mô hình.
Kết quả nghiên cứu:
Đề tài xây dựng được mô hình 05 ha, trong đó:
– 03 ha cây ca cao là mô hình thực nghiệm với 05 dòng ca cao (TD3, TD5, TD6, TD8, TD10)
– 02 ha cây ca cao là mô hình thí nghiệm 40 dòng ca cao, theo dõi, đánh giá để lựa chọn một số dòng ca cao tốt, ưu tú, bổ sung các dòng mới này phục vụ cho các yêu cầu phát triển cây ca cao trong thời gian sắp tới.
– Từ kết quả của 4 thí nghiệm đã thực hiện trong thời gian đề tài rút ra một số kết luận như sau :
1. Đối với 03 ha thực nghiệm : (thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2): Đã lựa chọn được công thức dinh dưỡng T3 và áp dụng số lần bón B3 (bón 12 lần/năm, định kỳ 1 tháng cho 1 lần bón) cho năng suất cao nhất,
Công thức dinh dưỡng T3
T3 |
– Hữu cơ vi sinh
-Vô cơ : + N (15,5%) – CaO: (26,3%) + N (15%) – P2O5 (9%) – K2O (20%) – MgO (1,8%) – S (3,8%) – Bo (0.015%) – Mn (0,02%) – Zn (0,02%) -Phân bón lá sinh học (hữu cơ 55%, Bo 0,3%, NaOH 0,3%) |
– 10 kg/cây/năm
– 0,2kg/cây/năm – 0,8 kg/cây/năm
– 6 ml/cây/năm |
+ Năng suất trung bình cacao trái tươi 28,8 kg/cây/năm, trọng lượng quả trung bình 0,52 kg/trái, tỷ lệ trái hư, thối trung bình 2,65 %. Bình quân hạt cacao khô 2,1 tấn/ha/năm, so sánh với vườn đối chứng của nông dân trung bình đạt 1,0 tấn/ha/năm tăng thêm 1,1 tấn/ha/năm với mức tỷ suất lợi nhuận/chi phí 1,75 % so với đối chứng nông dân là 1,31% tăng thêm 0,44%.
+ Ảnh hưởng của sâu bệnh đến vườn cây ca cao chủ yếu là các loại sâu :Bọ cánh cứng, câu cấu ăn lá, Bọ xít muỗi, và bệnh : Bệnh khô thân, Bệnh thối trái do nấm Phytophthora.
2. Đối với 02 ha thí nghiệm (thí nghiệm 3) : bước đầu lựa chọn được 05 dòng ca cao có triển vọng (TD33, TD54, TD55, TD64, MAN15/2) và đang tiếp tục quá trình theo dõi, đánh giá. Năng suất trung bình của các dòng này 2,2 tấn/ha/năm. Tuy nhiên vì thời gian thực hiện đề tài là không dài, vì vậy cũng cần có thêm thời gian để có thể xác định rõ hơn các yêu cầu và tiêu chuẩn của các dòng ca cao này trong thời gian sắp tới.
3. Đối với việc theo dỏi đánh giá qui trình lên men hạt ca cao chất lượng theo tiêu chuẩn Cacao – Trace (thí nghiệm 4): Tỷ lệ trái ca cao tươi – hạt ca cao khô trung bình 11,9%, ẩm độ hạt ca cao khô trung bình 6,9 %, số hạt/100gr trung bình 83,6 hạt/100gr, tỷ lệ lên men trung bình 90,3%, màu sắc chủ yếu là màu nâu đỏ.
4. Bước đầu hoàn thiện và xây dựng được hai qui trình sản xuất ca cao:
– Qui trình, kỹ thuật canh tác tạm thời cây ca cao trồng xen tại Huyện Cẩm Mỹ – Đồng Nai.
– Qui trình lên men hạt ca cao theo tiêu chuẩn chất lượng Cacao – Trace
5. Về việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất : đã được hình thành và bước đầu tạo các mối liên kết giữa Doanh nghiệp và Nông dân, trên cơ sở tổ chức các Tổ hợp tác sản xuất cây ca cao. Về phía Doanh nghiệp đã lập đề xuất và được UBND Tỉnh chấp thuận chủ trương xây dựng Dự án cánh đồng mẫu lớn cho cây ca cao trên địa bàn Thị Xã Long Khánh. Các bước tiếp theo của dự án này là triển khai thực hiện và nhân rộng mô hình Dự án ở các Huyện trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai.