Nghiên cứu được thực hiện bằng phỏng vấn 632 nhân viên y tế (NVYT) và nhân viên khác tham gia trong công tác phòng chống dịch gồm: quân nhân, công an, đối tượng khác làm việc tại các cơ sở y tế/khu cách ly ở Bắc Giang, sân bay Nội Bài/Bệnh viện nhiệt đới tại Hà Nội và các tỉnh thành khác phía Nam. Kết quả: Tỷ lệ tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 ở đối tượng NVYT (51,9%) cao hơn so với đối tượng khác (7,1%). NVYT thực hiện một số công việc có nguy cơ lây nhiễm cao từ bệnh nhân như thực hiện tạo khí dung (10,7%); tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân (24,7%); tiếp xúc với vật dụng của bệnh nhân (37,6%). Về nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho thấy NVYT có nguy cơ mắc bệnh cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm có kiến thức sai về vệ sinh tay (OR=4,69, 95%CI=1,95-11,24, p=0,0001), không được đào tạo về phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 (OR=2,50, 95%CI=1,07-5,82, p=0,03; nhóm NVYT và và nhân viên khác tham gia trong công tác phòng chống dịch tiếp xúc với bệnh nhân trong vòng 1m có nguy cơ mắc bệnh cao hơn có ý nghĩa thống kê (OR=3.1, 95%CI=1.57-6.16, p=0,0006). Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu này đã giúp nhóm tác giả đã đề xuất các nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc đối với bệnh COVID-19 nghề nghiệp để bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
Check Also
Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất sản phẩm nori từ rong Porphyra thu hoạch ở vùng biển Khánh Hòa
Bài viết tập trung khảo sát, đánh giá giá trị dinh dưỡng và tính an …