Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Trần Hữu Biển
Và các cộng sự
Cơ quan thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
Mục tiêu của nhiệm vụ:
+ Xác định được đặc điểm điều kiện tự nhiên nơi phân bố: Khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình,…
+ Xác định được đặc điểm, trạng thái rừng nơi phân bố: Tàn che, tổ thành (cây gỗ, cây tái sinh), phân bố cây gỗ, đặc điểm tái sinh, vật hậu.
+ Tạo được cây giống (1.800 cây) từ những cây mẹ phân bố trong rừng tự nhiên.
+ Xây dựng được 2,0 ha mô hình trồng bảo tồn gen tại Khu Bảo tồn thiên nhân văn hóa Đồng Nai.
Kết quả nghiên cứu:
- Một số đặc điểm lâm học Giáng hương trái to
1.1 Đặc điểm hình thái
Giáng hương trái to là cây gỗ lớn có tán lá hình ô, rụng lá theo mùa, cao 25 – 35 m, đường kính thân 0,7 – 0,9 m hay lớn hơn nữa. Gốc có bạnh vè, thân thẳng, vỏ màu xám, bong những vảy lớn không đều hay hơi nứt dọc, có nhựa mủ đặc màu đỏ tươi chảy ra khi bị vạc vỏ. Cành non mảnh, có lông, cành già nhẵn, lá kép lông chim lẻ một lần, dài 15 – 25 cm; mang 9 – 11 lá chét hình bầu dục thuôn hay hình trứng – thuôn, dài 4 – 11 cm, rộng 2 – 5 cm, gốc tròn hoặc tù, đầu có mũi nhọn cứng, hơi có lông.
Gỗ đẹp, có mùi thơm nên thuộc loại gỗ quí Nhóm IIA, có vân hoa đẹp, ít nứt nẻ không bị mối mọt, dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng cao cấp như bàn, ghế, tủ, giường, ván sàn,… rất ưa chuộng.
- Đặc điểm đất nơi phân bố
Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai có vị trí địa lý 11008′ – 11051′ vĩ độ Bắc; 106090′ – 107023′ kinh độ Đông, khu vực nghiên cứu có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, năm chia hai mùa rõ rệt, nhiệt độ cao đều trong năm: mùa mưa thường từ tháng 5 – 10, mùa khô từ tháng 11 – 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2.200 – 2.800 mm/năm tập trung vào tháng 5, 6, 7, 8; nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25 – 270c, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 29 – 350C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 18 – 25 0C. Độ ẩm không khí 80 – 82%. Nơi phân bố Giáng hương trái to có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao so với mặt biển 80 – 100 m. Đất chủ yếu và phổ biến là nhóm Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch và nhóm Feralit nâu đỏ phát triển trên đá Bazan tập trung ở một vài đồi thấp trong khu vực. Nhìn chung, đất trong vùng có tầng đất mặt không dày, quá trình feralit hóa diễn ra tương đối mạnh ở những nơi không có rừng, thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt pha sỏi, độ sâu tầng đất 0,4 – 1,2 m.
Nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây cao nơi Giáng hương trái to phân bố Kết quả điều tra Giáng hương trái to phân bố trên tổng diện tích 30.000 m2 của 15 ô tiêu chuẩn tạm thời (2.000 m2/ô) cho thấy các ô tiêu chuẩn có độ tàn che dao động từ 0,6-0,8 tức là rừng với tầng cây cao khép tán tương đối khá; địa hình bằng phẳng (độ dốc < 5%), độ cao so với mặt biển dao động trong phạm vi từ 80 đến 100 m. Cây Giáng hương trái to trưởng thành đường kính trên 20 mọc rải rác không tạo thành láng hoặc cụm như Dầu, Sao hay
Bằng lăng.
– Tổ thành loài cây gỗ trên 15 ô tiêu chuẩn tạm thời (2.000 m2/ô) nơi Giáng hương trái to phân bố được tổng hợp như sau:
+ Tổ thành theo số cây bao gồm 4 loài (chiếm 42,79% cá thể), trong khi 71 loài còn lại chiếm 57,21% trong tổng số 75 loài (1.208 cá thể):
N% = 13,16Langa + 11,92Sao + 10,26Blinh + 7,45Mnai + 2,32GH + 53,77Lk
Ghi chú: Langa: Lành ngạnh; Sao: Sao đen; Blinh: Bình linh; Mnai: Mít nài; GH: Giáng hương trái to; Lk: Loài khác.
Hình 1. Cây mẹ Giáng hương trái to
Số cây Giáng hương trái to xuất hiện 28 cây trên 15 ô tiêu chuẩn (chiếm 2,32% số cá thể trên 1.208 cá thể), trung bình 1,87 cây Giáng hương trái to/ 1 ô tiêu chuẩn, nếu tính trên tổng diện tích điều tra 30.000 m2 sẽ tươngứng 9,3 cây/ha. Với tỷ lệ chiếm 2,32% số cây, loài Giáng hương trái to không nằm trong nhóm oài chiếm ưu thế (>5%), điều này cũng lý giải mức độ quý hiếm trong tự nhiên do mức độ xuất hiện ít nên được đưa vào Sách đỏ, danh mục IUCN quản lý.
+ Tổ thành theo tiết diện ngang gồm 6 loài (tiết diện ngang chiếm 49,76%) có tiết diện ngang biến động từ 5,21% đến 13,71% và 69 loài khác chiếm 50,24% (Giáng hương trái to 1,24%) trong tổng số 75 loài với 1.208 cá thể:
G% = 13,71Sao + 9,15Blinh + 9,06Bloi + 7,01Sautia + 5,62Đthoi + 5,21Goigac + 1,42GH + 63,30Lk.
Ghi chú: Sao: Sao đen; Blinh: Bình linh; Bloi: Bời lời vàng; Sautia: Sấu tía; Dthoi: Đinh thối; Goigac: Gội gác; GH: Giáng hương trái to; Lk: Loài khác.
+ Tổ thành theo ch ỉ số quan trọ ng (IV):
IV% = 12,82Sao + 9,71Blinh + 6,77Langa + 5,83Bloi + 5,33Mnai + 5,06Stia + 3,29GH + 51,19Lk.
Ghi chú: Sao: Sao đen; Blinh: Bình linh; Langa: Lành ngạnh; Bloi: Bời lời vàng; Mnai: Mít nài; Sautia: Sấu tía; GH: Giáng hương trái to; Lk: Loàikhác.
Nghiên cứu phân bố (N/D, N/H, M/D) tầng cây cao
Phân bố số cây theo đường kính.
Cấu trúc phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3) của tầng cây gỗ rừng tự nhiên nơi có Giáng hương trái to phân bố tuân theo dạng hàm có một đỉnh lệch trái và số cây trong lâm phần điều tra tập trung ở cấp đường kính nhỏ (D1.3<18 cm). Kết quả này cho thấy Giáng hương trái to phân bố trong tự nhiên đều ở trạng thái rừng thứ sinh bị tác động tiêu cực trong thời gian dài, cây có đường kính lớn đã bị khai thác, chủ yếu là các cây có giá trị kinh tế, cây còn lại là cây gỗ ít giá trị, kích thước nhỏ.
Phân bố số cây theo chiều cao (N/H):
Phân bố cấu trúc số cây theo cấp chiều cao (N/H) của tầng cây gỗ rừng tự nhiên nơi có Giáng hương trái to phân bố tuân theo dạng phân bố giảm, nghĩa là phân bố có dạng một đỉnh lệch trái, và số cây trong lâm phần tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao dưới 13 m, tuy nhiên ở cấp chiều cao 26 m có số lượng cây vượt trội chiếm số lượng khá hơn thuộc một số loài như Sao đen, Mít nài, Sấu tía, Bời lời vàng.
Phân bố trữ lượng theo cấp kính (M/D)
Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính tầng cây gỗ rừng tự nhiên nơi Giáng hương trái to phân bố tập trung chủ yếu ở cấp đường kính từ 18 đến 35 cm, điều này cho thấy rừng đang trong giai đoạn chuyển tiếp và còn phát triển mạnh, cây trưởng thành có đường kính lớn chiếm tỷ trọng ít, trữ lượng thấp.
Nghiên cứu đặc điểm tái sinh
Ở độ tàn che dao động từ 0,5 – 0,7 trên 15 ô tiêu chuẩn, mật độ tái sinh chung của các loài trong lâm phần tự nhiên có Giáng hương trái to phân bố khá lớn (10.580 cây/ha), trong đó số đó cây Giáng hương trái to tái sinh (880 cây/ha, chiếm 8,3% tổng số các loài). Tuy nhiên, với 880 cây tái sinh Giáng hương trái to thì có 634 cây tái sinh cấp I (chiếm 72,0%), 160 cây tái sinh cấp II (chiếm 18,2%), 96 cây tái sinh cấp III (9,8%) có chiều cao vút ngọn > 3 m là những cây triển vọng trở thành cây trưởng thành; xu hướng cây tái sinh Giáng hương trái to có số lượng giảm mạnh theo phân cấp chiều cao, do đó cây Giáng hương trái to trưởng thành sẽ còn lại rất ít.
Nghiên cứu đặc điểm vật hậu Giáng hương trái to
Giáng hương trái to chín khá tập trung và loài này không có chu kỳ sai quả, khi màu quả ngả từ màu xanh nhạt sang màu xanh thẫm là thời điểm phù hợp để thu hái quả. Trọng lượng 1.000 hạt = 245 g.
- Biện pháp kỹ, thuật nhân giống Giáng hương trái to
2.1 Nhân giống vô tính
2.1.1 Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ ra rễ
Các nghiệm thức xử lý chất kích thích IBA, NAA nồng độ 1000 ppm, 2000 ppm, 3000 ppm, 4000 ppm đều cho tỷ lệ ra rễ cao hơn đối chứng, dao động từ 91,1 – 100%, nghiệm thức NAA 3000 ppm có tỷ lệ ra rễ cao nhất (100%), nghiệm thức IBA 4000 ppm và NAA 1000 ppm cho tỷ lệ ra rễ thấp nhất (91,1%) trong khi nghiệm thức đối chứng (85,6%).
2.1.2 Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng IBA, NAA đến số rễ/hom
Số lượng rễ/hom của thí nghiệm giâm hom Giáng hương trái to có sự khác biệt ý nghĩa giữa 9 nghiệm thức thí nghiệm (Fnồng độ < 0,001), nghiệm thức NAA 2000 ppm có số rễ/hom cao nhất (8,0 rễ/hom), kế đến là nghiệm thức NAA 4000 ppm (7,7 rễ/hom), NAA 3000 ppm (7,5 rễ/hom), nghiệm thức có số rễ/hom thấp nhất là đối chứng (3,9 rễ/hom). Nghiệm thức cao nhất (NAA 2000 ppm, 8,0 rễ/hom) vượt hơn trung bình chung toàn thí nghiệm (6,4rễ/hom) là 1,6 rễ/hom, tương ứng 25%; vượt nghiệm thức kém nhất (ĐC, 3,9
rễ/hom) là 4,1 rễ/hom tương ứng 105%.
Hình 2. Cây Giáng hương trái to 12 tháng tuổi
2.1.3 Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng đến chiều dài rễ/hom
Chiều dài rễ/hom Giáng hương trái to giữa các nghiệm thức thí nghiệm khác nhau rõ rệt (F nồng độ = 0,05), nghiệm thức NAA 2000 ppm tốt nhất có chiều dài rễ/hom là 65,1 cm/hom, vượt 29% so với chiều dài rễ trung bình toàn thí nghiệm, vượt ĐC 176%; nghiệm thức NAA 1000 ppm kém nhất trong các nghiệm thức có xử lý chất điều hoà sinh trưởng, đạt 45,4 cm/hom cũng vượt ĐC 92%; còn nghiệm thức ĐC là thấp nhất trong 9 nghiệm thức thí nghiệm với 23,6 cm/hom.
2.1.4 Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng đến chỉ số rễ
Kết quả nghiên cứu chỉ số rễ khi giâm hom Giáng hương trái to cho thấy các nghiệm thức có sự khác nhau rõ rệt (F nồng độ = 0,005), nghiệm thức NAA 2000 ppm có chỉ số rễ cao nhất đạt 499,4 vượt đối chứng 545%; kế đến là nghiệm thức NAA 3000 ppm, đạt 480,7; nghiệm thức NAA 1000 ppm có chỉ số rễ thấp nhất trong các nghiệm thức có xử lý chất điều hoà sinh trưởng đạt 221,8 vượt đối chứng 187%; trong khi nghiệm thức đối chứng chỉ đạt 77,4; trung bình toàn thí nghiệm là 317,7.
Kết quả so sánh việc xử lý hom theo các loại chất đ iều hoà sinh trưởng IBA, NAA và đối chứng cho thấy hom Giáng hương trái to xử lý chất điềuhoà sinh trưởng cho chỉ số rễ tăng cao hơn đáng kể so với không xử lý (đối chứng, 77,4) (F chất < 0,001); mặc dù chỉ số rễ các nghiệm thức NAA cao hơn (398,3) so với nghiệm thức IBA (297,2) nhưng chúng không khác nhau rõ rệt theo thống kê.
2.2 Nhân giống hữu tính
2.2.1. Ảnh hưởng biện pháp xử lý đến tỷ lệ nảy mầm hạt giống
Kết quả tỷ lệ nảy mầ m cho th ấy nghiệm thức xử lý ngâm nước nước sôi 1 phút (NT4) cho tỷ lệ nảy mầm thấp nhất (22,3%), đồng thời kết thúc nảy mầm cũng sớm hơn so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức ngâm nước thường 24 giờ (NT2) và ngâm nước ấm 600C 1 giờ (NT3) có tỷ lệ nảy mầm tương đương nhau, đạt lần lượt 88,3 và 86,3%.
2.2.2. Ảnh hưởng che sáng đến sinh trưởng cây con giai đoạn vườn ươm.
Kết quả đánh giá sinh trưởng cây Giáng hương trái to giai đoạn 6 tháng tuổi tại vườn ươm cho hấy các mức che sáng khác nhau đã ảnh hưởng đến chiều cao, đường kính gốc và chất lượng cây loại A rõ rệt (Fpr < 0,05), còn chỉ tiêu số lá/cây không khác nhau rõ rệt (Fpr > 0,05). Nghiệm thức che 50% ánh sáng tự nhiên có sinh trưởng chiều cao, đường kính tốt nhất lần lượt là 42,7 cm và 6,2 mm, đồng thời khác biệt rõ rệt với nghiệm thức che 75%, không che sáng; kế tiếp là nghiệm thức che 25% ánh sáng cho chiều cao 38,8 cm, đường kính gốc 5,8 mm; tỷ lệ sống các nghiệm thức đều đạt 100%.
Kết quả đánh giá sinh trưởng cây Giáng hương trái to giai đoạn 12 tháng tuổi tại vườn ươm cho thấy các mức che sáng khác nhau đã ảnh hưởng đến chiều cao và đường kính gốc rõ rệt (Fpr < 0,05), còn chỉ tiêu số lá/cây và chất lượng cây loại A không khác nhau rõ rệt (Fpr > 0,05). Nghiệm thức che 25% ánh sáng tự nhiên có sinh trưởng chiều cao, đường kính tốt nhất lần lượtlà 98,7 cm và 14,8 mm, đồng thời khác biệt rõ rệt với các nghiệm thức còn lại; kế tiếp là nghiệm thức không che sáng, che 50%, và thấp nhất là nghiệm thức che 75% ánh sáng tự nhiên. Như vậy, kết quả nghiên cứu che sáng cho cây Giáng hương trái to giai đoạn vườn ươm 12 tháng tuổi có sinh trưởng khác so với giai đoạn 6 tháng tuổi; ở giai đoạn 12 tháng tuổi cây có xu hướng thích ứng với ánh sáng nhiều hơn nên nghiệm thức che sáng ít cho cây sinh trưởng tốt dần lên, khá phù hợp với kết quả đánh giá cây tái sinh trong rừng tự nhiên, tức là cần che sáng giai đoạn cây nhỏ; tuy nhiên, khi cây con lớn cần giảm dần mức che sáng, tiến tới bỏ hoàn toàn lưới che đảm bảo cho cây sinh
trưởng bình thường.
- Ảnh hưởng phương thức trồng đến sinh trưởng Giáng hương trái to trồng bảo tồn gen
– Sinh trưởng về đường kính ngang ngự c (D1,3).
Kết quả phân tích thống kê sinh trưởng về đường kính ngang ngực cây Giáng hương trái to cho thấy ba nghiệm thức trồng bảo tồn thuần loài (NT1), trồng hỗn giao với Sao đen (NT2), trồng bổ sung trên rừng nghèo (NT3) có đường kính ngang ngực khác nhau rõ rệt (Fpr < 0,05). Nghiệm thức NT2 đường kính lớn nhất, đạt 4,7 cm vượt 0,9 cm so với nghiệm thức kém nhất (NT1, đạt 3,8 cm), vượt so với trung bình trung toàn thí nghiệm 0,4 cm. Xếp theo thứ tự NT2 tốt nhất, kế đến là NT3, cuối cùng là NT1; tăng trưởng bình quân năm của nghiệm thức trồng hỗn giao với Sao đen (NT2) đạt 2,1 cm/năm.
– Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvn).
Hình 3. Mô hình trồng, bảo tồn Giáng hương trái to 01 năm tuổi
Kết quả phân tích thống kê sinh trưởng về chiều cao vút ngọn cây Giáng hương trái to cho thấy tương tự như sinh trưởng về đường kính, ba nghiệm thức trồng bảo tồn thuần loài (NT1), trồng hỗn giao với Sao đen (NT2), trồng bổ sung trên rừng nghèo (NT3) có chiều cao vút ngọn khác nhau rõ rệt (Fpr < 0,05) giữa NT1 với NT2, giữa NT1 với NT3, còn giữa NT2 và NT3 không khác nhau. Nghiệm thức NT2 chiều cao lớn nhất, đạt 4,1 m vượt 0,6 m so với nghiệm thức kém nhất (NT1, đạt 3,5 m), vượt so với trung bình trung toàn thí nghiệm 0,3 m. Xếp theo thứ tự NT2 tốt nhất, kế đến là NT3, cuối cùng là NT1; tăng trưởng bình quân năm của nghiệm thức trồng hỗn giao với Sao đen (NT2) đạt 1,8 m/năm.
– Sinh trưởng về đường kính tán (Dt).
Kết quả phân tích thống kê sinh trưởng về đường kính tán cây Giáng hương trái to cho thấy tương tự như sinh trưởng về đường kính, chiều cao tức là ba nghiệm thức trồng bảo tồn thuần loài (NT1), trồng hỗn giao với Sao đen (NT2), trồng bổ sung trên rừng nghèo (NT3) có đường kính tán khác nhau rõ rệt (Fpr < 0,05) giữa NT1 với NT2 và NT3; còn giữa NT2 và NT3 không khác nhau rõ rệt. Nghiệm thức NT2 đường kính tán lớn nhất, đạt trung bình 2,5 m vượt 0,5 m so với nghiệm thức kém nhất (NT1, đạt 2,0 m), vượt so với trung bình trung toàn thí nghiệm 0,2 m. Xếp theo thứ tự NT2 tốt nhất, kế đến là NT3 (2,4 m), cuối cùng là NT1; tăng trưởng bình quân năm của nghiệm thức trồng hỗn giao với Sao đen (NT2) đạt 1,1 m/năm.
Đánh giá về số cành có đường kính > đường kính thân ở vị trí phân cành.
Kết quả phân tích thống kê số cành có đường kính lớn trên cây Giáng hương trái to cho thấy giữa nghiệm thức trồng bảo tồn thuần loài (NT1) vànghiệm thức trồng hỗn giao với Sao đen (NT2) có số cành khác nhau rõ rệt (Fpr < 0,05), còn giữa NT3 và NT2, giữa NT3 và NT1 không khác nhau rõ rệt. Nghiệm thức NT2 có số cành nhiều nhất, đạt trung bình 1,8 cành/cây vượt 0,3 cành so với nghiệm thức ít nhất (NT1; 1,5 cành). Xếp theo thứ tự NT2nhiều cành nhất, kế đến là NT3, cuối cùng là NT1.
Đánh giá về tỷ lệ sống (%).
Kết quả đánh giá tỷ lệ sống cây Giáng hương trái to trên 3 nghiệm thức trồng bảo tồn gen tại Vĩnh Cửu – Đồng Nai cho thấy cả ba nghiệm thức đều có tỷ lệ cây sống khá cao (trên 96%) và không có sự khác biệt nhau theo thống kê.