Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGap và liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Vũ Mạnh Hà

Và các cộng sự

Cơ quan thực hiện:  Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp bền vững

Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu chung

Nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra sản phẩm an toàn, sản phẩm được tiêu thụ thông qua ký kết hợp đồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhà vườn trồng bưởi da xanh ở huyện Trảng Bom.

Mục tiêu cụ thể

– Nắm bắt hiện trạng sản xuất và các mối nguy gây ô nhiễm các vùng trồng bưởi da xanh huyện Trảng Bom và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP;

– Xây dựng mô hình 10ha sản xuất bưởi da xanh giai đoạn kinh doanh đạt tiêu chuẩn VietGAP, năng suất tăng 15-20%, hiệu quả kinh tế tăng 20-25% so với vườn đối chứng.

– Ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm bưởi da xanh với 1 – 2 doanh nghiệp thu mua trái cây.

– Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP cho cán bộ kỹ thuật và nhà vườn trên địa bàn huyện Trảng Bom thông qua tập huấn, đào tạo kỹ thuật viên, tham quan học tập các mô hình của dự án, hội thảo đầu bờ.

– Biên soạn sổ tay “Hướng dẫn sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Trảng Bom”: Sổ tay trình bày cô đọng, dễ hiểu, dễ áp dụng và có nhiều hình ảnh minh họa . Sổ tay được chuyển giao cho cán bộ kỹ thuật, nhà vườn trên địa bàn huyện.

Kết quả nghiên cứu:

  1. Điều tra hiện trạng sản xuất bưởi da xanh đối chiếu với các yêu cầu của VietGAP ở huyện Trảng Bom

– Kết quả điều tra ghi nhận có 5 tiêu chí của VietGAP (tiêu chí A-bắt buộc thực hiện) được 100% số hộ thực hiện bao gồm: Vườn trồng bưởi da xanh nằm trong quy hoạch sản xuất nông nghiệp của huyện Trảng Bom; Sử dụng phân bón có trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam; Kho bảo quản phân bón đảm bảo cách ly với nguồn nước tưới; Sử dụng thuốc BVTV có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam; Mua thuốc BVTV đúng nơi quy định.

– Có 29 tiêu chí A, 13 tiêu chí B (tiêu chí B-cần thực hiện nhưng không bắt buộc) chưa được nhà vườn tuân thủ: Hồ sơ đánh giá nguy cơ ô nhiễm (đất trồng, nước tưới); hồ sơ lưu về mua cây giống; ghi chép nhật ký sản xuất (giống; mua và sử dụng phân bón, thuốc BVTV; thu hoạch và bán sản phẩm); biện pháp xử lý để bảo đảm không làm ô nhiễm môi trường và sản phẩm khi chăn thả vật nuôi; tiêu huỷ bao bì; thu hoạch sản phẩm đúng thời gian cách ly; hồ sơ của người lao động; trang bị đầy đủ thuốc, dụng cụ y tế và bảng hướng dẫn sơ cứu khi bị ngộ độc thuốc BVTV; cảnh báo khu vực mới được phun thuốc BVTV; đánh giá nội bộ; khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

  1. Phân tích mối nguy gây ô nhiễm vùng sản xuất bưởi da xanh theo VietGAP ở Trảng Bom

Qua kết quả phân tích kim loại nặng trong 6 mẫu đất trồng và 6 mẫu nước tưới (nước giếng khoan và nước hồ) ở xã Bàu Hàm và Sông Thao cho thấy đất trồng và nước tưới đều đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho việc sản xuất bưởi da xanh VietGAP. Như vậy, vùng sản xuất bưởi da xanh chưa ô nhiễm kim loại nặng vượt mức cho phép nên có thể sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP.

Hình 1. Cây bưởi da xanh sinh trưởng phát triển tốt trong mô hình
  1. Xây dựng mô hình sản xuất bưởi da xanh giai đoạn kinh doanh đạt tiêu chuẩn VietGAP

Khảo sát và chọn điểm thực hiện mô hình

– Để tiến hành triển khai các hoạt động sản xuất bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGAP, bước đầu cần phải khảo sát hiện trạng sản xuất bưởi da xanh tại xã Bàu Hàm và Sông Thao. Lấy mẫu đất, nước để phân tích hàm lượng kim loại nặng theo yêu cầu VietGAP và đánh giá các nguy cơ có thể gây ảnh hưởng đến mức độ an toàn vệ sinh của sản phẩm.

– Kết quả phân tích mẫu đất và nước của các hộ đăng ký tham gia thực hiện mô hình đều đạt yêu cầu theo quy định về hàm lượng kim loại nặng trong đất và nước tưới phục vụ sản xuất bưởi da xanh VietGAP.

– Dựa trên kết quả phân tích mẫu đất trồng, nước tưới và phiếu chọn điểm mô hình, nhóm nghiên cứu viên thực hiện đã chọn được 08 hộ tham gia mô hình với tổng diện tích 17,6 ha (tăng 7,6 ha so với hợp đồng đã ký là 10 ha) (bảng 17). Cả 08 hộ này đều là thành viên của HTX bưởi Trường Phát.

+ Quá trình xây dựng mô hình VietGAP

– Tập huấn, đào tạo chuyển giao kỹ thuật:

– Xây dựng hệ thống quản l‎ý VietGAP

– Soạn thảo tài liệu, biểu mẫu:

– Thống nhất qui trình sản xuất và vẽ sơ đồ vườn sản xuất

– Hướng dẫn cho nhà vườn hoàn tất xây dựng cơ sở vật chất cần thiết theo yêu cầu của VietGAP

– Hướng dẫn nhà vườn ghi chép nhật ký đồng ruộng

– Phân tích quả sầu riêng ở mô hình:

– Tiến hành kiểm tra và đánh giá nội bộ:

Hình 2-3. Tập huấn chuyển giao quy trình sản xuất bưởi da xanh theo VietGAP

+ Hướng dẫn HTX làm hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP:

– Ngày 12/6/2019 Công ty cổ phần Giám định và Khử trùng FCC đã tới HTX bưởi Trường Phát và từng nông hộ đăng ký sản xuất bưởi da xanh VietGAP để kiểm tra các tiêu chí của VietGAP và lấy mẫu đất, nước và trái bưởi da xanh để phân tích độc lập. Kết quả đánh giá là HTX và tất cả các nông hộ tham gia sản xuất bưởi da xanh VietGAP đã đạt 100% các tiêu chí A và tiêu chí B của yêu cầu VietGP. Tuy nhiên đoàn cũng lưu ý với các hộ phải đảm bảo thời gian tái tiếp cận khu vực phun thuốc BVTV như đã quy định trong hồ sơ VietGAP.

– Ngày 24/6/2019 Hợp tác xã Bưởi Trưởng Phát đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP

Các nhà vườn tham gia mô hình đã nhận thức được tầm quan trọng khi sản xuất bưởi da xanh VietGAP và nhiệt tình tham gia. Cả 09 thành viên, trong đó có 01 thành viên không tham gia mô hình của dự án nhưng tất cả đều tuân thủ tốt các qui định của VietGAP, ghi chép nhật ký sản xuất đầy đủ. Cả 09 hộ tham gia sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP đã được đánh giá và cấp giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm bưởi da xanh. Bên cạnh đó một yếu tố cũng rất quan trọng là thay đổi được nhận thức của các nhà vườn tham gia mô hình về các biện pháp canh tác cây bưởi da xanh, nâng cao được kỹ năng quản lý vườn cây.

  1. Chuyển giao công nghệ

4.1 Tập huấn kỹ thuật

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp bền vững đã phối hợp với UBND xã Bàu Hàm, Sông Thao và Trung Hòa đã tổ chức 5 lớp tập huấn với số lượng nhà vườn tham dự là 40 người/lớp. Mỗi lớp tập huấn tổ chức trong 3 ngày.

4.2 Đào tạo kỹ thuật viên

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp bền vững đã phối hợp với UBND xã Bàu Hàm và Sông Thao tổ chức khóa đào tạo kỹ thuật viên “Qui trình kỹ thuật sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP”.

– Số lượng nhà vườn tham gia khóa đào tạo: 30 nhà vườn, bao gồm: 8 nhà vườn trong mô hình và 22 nhà vườn ngoài mô hình (vượt 10 người so với hợp đồng đã ký) ở xã Bàu Hàm và Sông Thao.

Hình 4. Hướng dẫn các kỹ thuật viên thực hành các biện pháp kỹ thuật trên vườn

4.3 Hội thảo

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp bền vững đã phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Trảng Bom và UBND xã Bàu Hàm tổ chức 02 buổi hội thảo đầu bờ “Sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP và trao giấy chứng nhận VietGAP” tại vườn mô hình và Hội trường UBND xã Trảng Bom với 80 nhà vườn tham dự cùng các ban ngành (Sở KH&CN Đồng Nai, UBND huyện Trảng Bom, Phòng Kinh tế huyện Trảng Bom, Hội nông dân huyện Trảng Bom).

  1. Biên soạn sổ tay “Quy trình sản xuất bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Trảng Bom”
  2. Liên kết tiêu thụ sản phẩm
  3. Thực hiện video quy trình sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP

 

Về Trần Thiếu Nga

Check Also

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vật nuôi

Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật là …