Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Vũ Anh Tuấn
và các công sự
Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai
Mục tiêu của đề tài:
Đánh giá việc năng lực dạy tích hợp của giáo viên và thông qua kết quả của đánh giá tiến hành tổ chức lớp bồi dưỡng sư phạm phù hợp nhằm góp phần nâng cao kỹ năng dạy tích hợp của giáo viên, chất lượng đào tạo và uy tín của trường nghề.
Xây dựng mô hình và bộ tiêu chí đánh giá năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường nghề với độ tin cậy đảm bảo.
Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học tích hợp đảm bảo độ tin cậy và phù hợp với các trường nghề tỉnh Đồng Nai.
Khảo sát, xử lý thống kê & đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên các trường nghề tỉnh Đồng Nai có sự trợ giúp của hệ thống Website.
Phân tích các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp tổng thể để phát triển năng lực dạy học tích hợp của giáo viên nghề tỉnh Đồng Nai.
Thực nghiệm một số giải pháp thực tiễn phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên nghề tỉnh Đồng Nai.
Kết quả nghiên cứu:
- Về mặt lý luận:
Xây dựng mô hình & bộ tiêu chí đánh giá năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên nghề (đảm bảo độ tin cậy) _thể hiện được tính đặc trưng riêng và phù hợp với các trường nghề;
Xây dựng mô hình thiết kế dạy học tích hợp khi xây dựng giải pháp thực nghiệm nâng cao năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường nghề.
- Về mặt thực tiễn:
Đánh giá hiện trạng thực tế về năng lực dạy học tích hợp của các giáo viên trường nghề; từ đó xác định được các nguyên nhân & làm cơ sở để xây dựng các giải pháp thực nghiệm khắc phục kịp thời;
Ứng dụng thực tiễn mô hình học tập trải nghiệm vào thiết kế dạy học tích hợp tại các trường nghề (triển khai thực tế cùng nhóm giáo viên hạt nhân tại các trường nghề);
Tổ chức các lớp thực nghiệm nâng cao năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên dạy nghề; đồng hành với nhóm giáo viên hạt nhân triển khai dạy học thực tế tại các trường nghề;
Xây dựng Website hỗ trợ đánh giá & nâng cao năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên dạy nghề;
Xây dựng nhóm chuyên gia đánh giá về năng lực dạy học tích hợp từ các trường nghề.
Để xác định sự khác biệt về khả năng thiết kế, ứng dụng của các thầy/cô giữa đầu khoá học và cuối khoá học, chúng tôi có tiến hành chấm điểm theo thang điểm 100 điểm (thông qua Bộ công cụ Đánh giá năng lực dạy học tích hợp), cụ thể:
Phiếu 01: lấy ý kiến HSSV năm cuối (30 điểm).
Phiếu 02: lấy ý kiến của giáo viên bộ môn (30 điểm).
Phiếu 03: lấy ý kiến của cán bộ quản lý (20 điểm).
Phiếu 04: Đánh giá trực tiếp trên lớp thực nghiệm (20 điểm).
Kết quả của lớp bồi dưỡng được đánh giá theo năng lực dạy học tích hợp. Kết thúc lớp học, mỗi giáo viên được yêu cầu hoàn thành 01 bộ sản phẩm, gồm: chương trình chi tiết module, tiêu chuẩn công việc, tiêu chí đánh giá bài giảng, đề cương bài giảng và giáo án… Giáo viên tham gia lớp thực nghiệm, được chấm điểm và nhận xét, như sau:
Kết quả và xếp loại giáo viên tham gia chương trình thực nghiệm được xếp làm 04 loại: Rất tốt; Tốt; Khá; Trung bình, cụ thể:
Rất tốt: không có
Tốt: 21/47 giáo viên, đạt tỉ lệ là 45%.
Khá: 26/47 giáo viên, đạt tỉ lệ là 55%
Trung bình: không có
Đánh giá về nội dung chương trình thực nghiệm (bảng 1):
Công tác chuẩn bị dạy học, tỉ lệ trung bình yếu là gần 93%.
Đánh giá kết quả học tập, tỉ lệ trung bình yếu là gần 50%.
Thiết lập môi trường dạy học & hỗ trợ học tập với CNTT, tỉ lệ trung bình yếu là 55%.
Bảng 1: Kết quả chương trình thực nghiệm đánh giá Năng lực dạy học tích hợp của giáo viên nghề tỉnh Đồng Nai.
Tiêu chí đánh giá nội dung | Kết quả đánh giá NL Dạy Học Tích Hợp (tỉ lệ %) | ||||
Rất tốt | Tốt | Khá | TB | Yếu | |
1. Năng lực chuyên môn | |||||
– Kiến thức chuyên môn | 0.0 | 4.3 | 72.3 | 23.4 | 0.0 |
– Kỹ năng nghề | 0.0 | 23.4 | 76.6 | 0.0 | 0.0 |
– Tác phong công nghiệp | 2.1 | 44.7 | 53.2 | 0.0 | 0.0 |
2. Năng lực sư phạm | |||||
– Thiết kế hoạt động dạy học | 0.0 | 2.1 | 83.0 | 14.9 | 0.0 |
– Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học | 0.0 | 21.3 | 74.5 | 4.3 | 0.0 |
– Công tác chuẩn bị dạy học | 0.0 | 0.0 | 4.3 | 79.6 | 12.8 |
– Đánh giá kết quả học tập | 0.0 | 0.0 | 51.1 | 48.9 | 0.0 |
3. NLCN: Thiết lập môi trường dạy học & hỗ trợ học tập với CNTT | 0.0 | 0.0 | 44.7 | 55.3 | 0.0 |
4. NL VH-XH: Kiến thức xã hội; Kỹ năng mền; Hướng dẫn học tập trãi nghiệm | 6.4 | 66.0 | 27.7 | 0.0 | 0.0 |
Kết quả cuối khoá cho thấy sự khác biệt rõ rệt. Hầu hết sau khoá học, nhận xét của giáo viên về chính bản thân họ tốt hơn so với ban đầu. Cuối khoá học, các giáo viên tham dự đã có thể thiết kế một bài giảng có các hoạt động học, tương tác, xử lý thông tin phản hồi 2 chiều giữa giáo viên và người học. Hầu hết, các thầy cô đều hoàn thành được sản phẩm.
Lấy ý kiến về nội dung của lớp bồi dưỡng, phương pháp giảng dạy của giáo viên, chất lượng tổ chức và tài liệu học tập. Bộ khảo sát sử dụng 05 mức đánh giá:
kém; 2- trung bình; 3- khá; 4- tốt; 5- rất tốt.
Hình 1: Đánh giá của giáo viên tham gia khoá học
+ Ưu điểm:
– Hầu hết các tiêu chí: phân tích tiêu chuẩn công việc, tiêu chí đánh giá bài giảng, thiết kế bài giảng, thiết kế tương tác, xử lý thông tin, phản hồi… thuộc các nhóm năng lực đều có sự thay đổi rõ rệt khi kết thúc lớp bồi dưỡng.
– Sau lớp học hầu hết các thầy cô tham gia đều biết và đã từng thiết kế bài giảng trên PPT có sự tương tác. Tuy nhiên, phần áp dụng bài thiết kế vào giảng dạy thực tế và ghi nhận thông tin phản hồi chéo từ những giáo viên thì đa số các thầy cô chưa triển khai được.
– Sau khi kết thúc khoá học, các thầy cô tin rằng mình biết cách thiết kế và làm được (trên 70%) bài giảng/tài liệu học tập.
+ Hạn chế:
(1) Công tác chuẩn bị dạy học:
– Giáo viên chưa thật sự đầu tư nhiều vào công tác chuẩn bị bài giảng.
– Hoạt động chuyên môn:
– Module nghề chưa có giá trị thực tiễn cao và trang bị kiến thức, kỹ năng nghề và thái độ chưa cập nhật phù hợp cho người học, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
– Chưa thống nhất tiêu chí và cách đánh giá kết thúc module nội dung kiến thức, kỹ năng nghề trong các Module nghề phù hợp với tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Quốc gia.
(2) Đánh giá kết quả học tập:
Xác định chưa rõ các tiêu chí và hình thức các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo năng lực thực hiện đối với người học rõ ràng, cụ thể và nhất quán.
Đánh giá 01 sản phẩm/công việc, chưa theo yêu cầu qui trình kỹ thuật sản phẩm (theo tiêu chuẩn sản phẩm/công việc) trong quá trình thực hành.
Hoạt động ngoại khóa:
Ứng dụng thâm nhập thực tế, để tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào chương trình đào tạo chưa đạt hiệu quả, chưa đạt yêu cầu với thực tiễn.
Môi trường dạy học & hỗ trợ học tập với CNTT
Chưa sử dụng các công cụ, thiết bị công nghệ hiệu quả (trong đó có ICT) trong dạy học tích hợp, chưa hình thành thói quen làm việc, học tập trên môi trường internet cho sinh viên.
- Kết quả Kiểm nghiệm giải pháp:
Đối tượng: các chuyên gia đến từ trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, CĐN Tp.HCM, Học viện QLCB- Bộ GD& ĐT, giáo viên hạt nhân từ các trường CĐN, TCN tỉnh Đồng Nai.
Cách thức tiến hành: Chuẩn bị phiếu khảo sát ý kiến .
+ Kết quả :
Hầu hết thầy/cô đều nhất trí với các kết luận khoa học của đề tài.
Đánh giá cao nhất về khả năng áp dụng Bộ tiêu chí vào thực tế giảng dạy.
Hình 2: Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia
Đánh giá giải pháp xây dựng là khả thi (100%) và cần được áp dụng vào giảng dạy cho toàn thể giáo viên ở trường nghề Đồng Nai.
Hình 3: Đánh giá tính khả thi của giải pháp đề xuất
Nhưng có bổ sung thêm một số ý kiến về vấn đề bồi dưỡng và nâng cao chất lượng các bài giảng của giáo viên.
Bổ sung các giải pháp CNTT, phần mềm mô phỏng thuộc các nhóm ngành.
Kết quả thu được từ Hội thảo là những đóng góp quan trọng giúp hoàn thiện đề tài.