Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số loại rau ăn lá tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Phạm Hữu Nhượng

Và các cộng sự

Đồng chủ nhiệm nhiệm vụ: CN. Nguyễn Thị Cẩm Ngọc

Cơ quan thực hiện: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai

Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Mục tiêu chung

– Xây dựng mô hình sản xuất một số loại rau ăn lá và rau gia vị (rau muống, mồng tơi, xà lách multi, rau húng quế) theo công nghệ tiên tiến, trồng hạn chế lệ thuộc vào điều kiện thời tiết.

+ Mục tiêu cụ thể

– Xây dựng 01 nhà màng nông nghiệp khung thép rộng 3.500 m2 (1.000 m2 cho mỗi loại rau: rau muống, mồng tơi, rau xà lách multi và 500 m2 cho rau húng quế).

– Tổ chức các thí nghiệm và dựa vào kết quả canh tác rau thu thập được để xây dựng quy trình trồng 04 loại rau (rau muống, mồng tơi, xà lách multi, húng quế) trên giá thể trong nhà màng.

– Xây dựng mô hình trồng 03 loại rau ăn lá rộng 1.000 m2 và 01 loại rau gia vị rộng 500 m2.

Kết quả nghiên cứu:

Qua 03 thí nghiệm đã thực hiện, rút ra kết luận chung như sau:

– Thí nghiệm giá thể

+ Rau muống, rau mồng tơi: giá thể đất đem hiệu quả kinh tế cao nhất, kế đến là giá thể xơ dừa.

+ Rau xà lách, rau húng quế: giá thể xơ dừa được đánh giá là phù hợp cho việc gieo hạt và canh tác.

– Lượng nước tưới là 6 lit/m2/ngày với công thức dinh dưỡng có chứa 240 ppm đạm phù hợp cho rau muống, rau mồng tơi, rau xà lách, rau húng quế.

– Đã xây dựng được 04 qui trình trồng rau trên giá thể xơ dừa.

1 Mô hình rau muống

Mô hình trồng rau muống được trồng tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai ( Ấp 2, xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) thời vụ 1: 25/11/2015 đến 30/12/2015 và thời vụ 2: 1/3/2016 đến 4/4/2016. Diện tích thực hiện 1.000 m2, giống rau muống cạn của Cty Chánh Nông.

Hình 1. Rau muống 7 ngày sau khi gieo trên giá thể sơ dừa

Kết quả thu được như sau:

Bảng 1 Năng suất thực thu rau muống trên mô hình

Thời vụ Chỉ tiêu Giá trị
Vụ 1 Năng suất (kg/1000m2) 2.820
Vụ 2 Năng suất (kg/1000m2) 2.850

Bảng 2 Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau muống (1.000đ/1000m2)

Chi phí Giống Phân
bón
Nhân
công
Thuốc
BVTV
Khấu
hao
Tổng
chi
Tổng
thu
Lợi
nhuận
Mô hình (vụ 1) 675 2.217 4.200 500 4.180 11.772 21.150 9.377
Mô hình (vụ 2) 675 2.217 4.200 500 4.180 11.772 21.375 9.602
  1. Mô hình rau mồng tơi

Mô hình trồng rau mồng tơi được trồng tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai ( Ấp 2, xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) thời vụ 25/11/2015 đến 30/12/2015 và thời vụ 2: 1/3/2016 đến 4/4/2016. Diện tích thực hiện 1.000 m2, giống rau mồng tơi của Cty Chánh Nông.

Hình 2. Rau mồng tơi tại thời điểm 7 ngày sau gieo trên giá thể DN-01

Kết quả thu được như sau:

Bảng 3 Năng suất thực thu rau mồng tơi trên mô hình

Thời vụ Chỉ tiêu Giá trị
Vụ 1 Năng suất (kg/1000m2) 2.790
Vụ 2 Năng suất (kg/1000m2) 2.815

B8Bảng 4 Hiệu quả kinh tế của mô hình trông rau mồng tơi (1.000đ/1000m2)

Chi phí Giống Phân
bón
Nhân
công
Thuốc
BVTV
Khấu
hao
Tổng
chi
Tổng
thu
Lợi
nhuận
Mô hình (vụ 1) 520 2.217 4.200 500 4.180 11.617 16.740 5.122
Mô hình (vụ 2) 520 2.217 4.200 500 4.180 11.617 16.890 5.272

 

  1. Mô hình rau xà lách

Mô hình trồng rau xà lách được trồng tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai ( Ấp 2, xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) thời vụ 25/11/2015 đến 30/12/2015 và thời vụ 2: 1/3/2016 đến 4/4/2016. Diện tích thực hiện 1.000 m2, giống rau xà lách của Cty Chánh Nông.

B9Bảng 5 Năng suất thực thu rau xà lách trên mô hình

Thời vụ Chỉ tiêu Giá trị
Vụ 1 Năng suất (kg/1000m2) 2.680
Vụ 2 Năng suất (kg/1000m2) 2.727

 

Hình 3. Rau xà lách 10 ngày sau gieo trên giá thể xơ dừa

Kết quả thu được như sau:

B10Bảng 6 Hiệu quả kinh tế của mô hình trông rau xà lách (1.000đ/1000m2)

 

Chi phí Giống Phân
bón
Nhân
công
Thuốc
BVTV
Khấu
hao
Tổng
chi
Tổng
thu
Lợi
nhuận
Mô hình (vụ 1) 187 2.217 4.200 500 4.180 11.285 18.760 7.474
Mô hình (vụ 2) 187 2.217 4.200 500 4.180 11.285 19.089 7.803
  1. Mô hình rau húng quế

Mô hình trồng rau húng quế được trồng tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai ( Ấp 2, xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) thời vụ 25/11/2015 đến 30/12/2015 và thời vụ 2: 1/3/2016 đến 4/4/2016. Diện tích thực hiện 1.000 m2, giống rau húng quế của Cty Chánh Nông.

Hình 4. Rau húng quế 10 ngày sau gieo trên giá thể xơ dừa

Kết quả thu được như sau:

B11Bảng 7 Năng suất thực thu rau húng quế trên mô hình

Thời vụ Chỉ tiêu Giá trị
Vụ 1 Năng suất (kg/1000m2) 2.650
Vụ 2 Năng suất (kg/1000m2) 2.695

B12Bảng 8 Hiệu quả kinh tế của mô hình trông rau húng quế (1.000đ/1000m2)

Chi phí Giống Phân
bón
Nhân
công
Thuốc
BVTV
Khấu
hao
Tổng
chi
Tổng
thu
Lợi
nhuận
Mô hình (vụ 1) 700 2.217 4.200 500 4.180 11.797 31.800 20.002
Mô hình (vụ 2) 700 2.217 4.200 500 4.180 11.797 32.340 20.542

 

  1. Chuyển giao Tập huấn và Hội thảo

Tập huấn

– Tổ chức tập huấn cho 10 cán bộ kỹ thuật trong nhà màng.

– Phổ biến được 65 side liên quan đến kỹ thuật, qui trình trồng rau trong nhà màng cho các cán bộ kỹ thuật.

Hội thảo

Tiến hành tổ chức 01 buổi hội thảo gồm các nội dung sau:

– Thời gian: Hội thảo được tổ chức ngày: 7 tháng 8 năm 2015.

– Thành phần tham dự: các đại diện hợp tác xã nông nghiệp sản xuất trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, cán bộ phòng nông nghiệp, Trạm khuyến nông huyện Cẩm Mỹ và các đơn vị tư vấn xây dựng nhà màng.

– Số người tham dự: 05 cán bộ và 80 nông dân.

– Nội dung:

+ Chuyên đề 1: Vai trò của giá thể đối với cây rau trong canh tác không sử dụng đất với hệ thống tưới nhỏ giọt trong nhà màng.

+ Chuyên đề 2: Chế độ dinh dưỡng đối với cây rau trồng trên giá thể trong nhà màng

+ Ngoài các chuyên đề, thông qua hội thảo, chương trình cũng đã phổ biến đến các đối tượng tham dự một số nội dung liên quan đến việc vận hành nhà màng và quy trình trồng rau ăn lá trong nhà màng

 

Về Trần Thiếu Nga

Check Also

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vật nuôi

Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật là …