Xây dựng mô hình ứng dụng tiêu chuẩn VietGAP cho cây thanh long tại Đồng Nai

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Kỹ sư. Nguyễn Hữu Thạch

Và các cộng sự

Đồng chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Phạm Đình Dũng

Cơ quan thực hiện:  Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai

Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Mục tiêu chung

– Xây dựng mô hình ứng dụng tiêu chuẩn VietGAP nhằm cải thiện chất lượng quả thanh long đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, t ng sức cạnh tranh cho quả thanh long được sản xuất trên địa bàn tỉnh, trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

– Xây dựng một mô hình trồng mới thanh long ứng dụng tiêu chuẩn VietGAP ngay từ đầu làm mô hình kiểu mẫu để bà con nông dân tham quan, học tập và là mô hình để huấn luyện, cơ sở để tiến hành triển khai rộng rãi ra các địa phương khác trong tỉnh Đồng Nai.

+ Mục tiêu cụ thể

– Xây dựng mô hình 3 ha thanh long ruột đỏ LĐ1 theo hướng VietGAP đối với vườn cây bắt đầu cho thu hoạch.

– Xây dựng mô hình trồng mới 1,8 ha thanh long ruột đỏ LĐ1 đạt chuẩn VietGAP tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

– Tổ chức lớp đào tạo cho nông dân nắm bắt về kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ LĐ1 theo tiêu chuẩn VietGAP. Đ sẽ là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình xây dựng và mở rộng quy mô sản xuất sau đề tài.

Kết quả nghiên cứu:

  1. Xây dựng 3 ha mô hình thanh long ruột đỏ LĐ1 theo hướng VietGAP đối với vườn cây bắt đầu cho thu hoạch tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Hình 1. Mô hình thanh long ruột đỏ LĐ1 3 ha tại huyện Trảng Bom

Các bước thực hiện:

– Chọn hộ tham gia

– Tập huấn chuyển giao kỹ thuật

– Soạn thảo tài liệu và biểu mẫu

– Thống nhất quy trình sản xuất và vẽ sơ đồ vườn sản xuất

– Hướng dẫn nhà vườn ghi chép nhật kí đồng ruộng

– Tiến hành đánh giá nội bộ

Xây dựng mô hình thanh long ruột đỏ LĐ1 theo hướng VietGAP có quy mô 3 ha bắt đầu được thực hiện từ tháng 1/2014 tại hộ ông Đoàn Trung Ngọc, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom. Vườn thanh long ruột đỏ LĐ1 xây dựng mô hình được trồng cuối năm 2010, bắt đầu cho thu thoạch n m 2012. Vườn được chia thành 2 khu, khu A có diện tích 7.000m2, khu B có diện tích 23.000 m2. Trụ trồng thanh long được đúc bằng xi m ng có chiều cao 2 – 2,1m, cạnh vuông 15cm, mật độ trồng 3m x 3m, khoảng 100 – 110 trụ/1000m2. Vườn được lắp đặt hệ th ng tưới nước tiết kiệm và hệ th ng tưới phun làm mát cây.

Kết quả mô hình thanh long ruột đỏ LĐ1 3 ha áp dụng tiêu chuẩn VietGAP đạt hầu hết các tiêu chí trong 12 tiêu chí cần đạt được. Tuy nhiên việc chứng nhận VietGAP cho mô đang gặp một số khó khăn do vẫn còn một số tiêu chí không đáp ứng được cho việc chứng nhận VietGAP.

 

Hình 2. Hệ thống tưới nước có bù áp lắp đặt cho mô hình
  1. Xây dựng mô hình trồng mới 1,8 ha thanh long ruột đỏ LĐ1 đạt tiêu chuẩn VietGAP tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai, xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai

Mô hình trồng mới thanh long ruột đỏ LĐ1 đạt tiêu chuẩn VietGAP có quy mô1,8 ha nằm trong khu vực quy hoạch của Trung tâm Ứng dụng CNSH Đồng Nai.

– Tập huấn chuyển giao kỹ thuật

– Soạn thảo tài liệu và biểu mẫu

– Thống nhất quy trình sản xuất và vẽ sơ đồ vườn sản xuất

– Hướng dẫn nhà vườn ghi chép nhật kí đồng ruộng

– Tiến hành đánh giá nội bộ

Vào ngày 27/12/2015, Công ty TNHH Công nghệ NHONHO đã tiến hành kiểm tra đánh giá hệ thống thực hành nông nghiệp tốt. Kết quả mô hình thanh long ruột đỏ LĐ1 ha áp dụng tiêu chuẩn VietGAP đạt tiêu chuẩn VietGAP.

  1. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất thanh long theo VietGAP

Đã tổ chức 2 lớp tập huấn cho 2 mô hình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP với 40 học viên/lớp.

 

Hình 3. Trồng cỏ lạc dại chống xói mòn

 

Về Trần Thiếu Nga

Check Also

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vật nuôi

Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật là …