Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh ức chế độc tố aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi

Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hải

Và các cộng sự

Cơ quan thực hiện: Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu của nhiệm vụ:

– Lưu trữ nguồn gen vi sinh vật có khả năng sử dụng được trong chăn nuôi heo, gia cầm, làm giảm tác động của động của độc tố nấm mốc.

– Tạo được chế phẩm vi sinh làm giảm tác động của độc tố nấm mốc có thể sử dụng trong chăn nuôi.

Kết quả nghiên cứu:

  1. phân lập, tuyển chọn và lưu giữ thành công các chủng B. subtilis và S. cerevisiae phân lập được có khả năng ức chế aflatoxin của nấm A. flavus trên môi trường bắp xay vỡ.

Vi khuẩn B. subtilis và nấm men S. cerevisiae đều có khả năng làm giảm lượng aflatoxin trên môi trường bắp nhiễm nấm mốc A. flavus. B. subtilis có tác động làm giảm aflatoxin mạnh hơn so với S. cerevisiae.

Hình 1-2. Khuẩn lạc B. subtilis và A. flavus trên môi trường thạch nước cốt dừa dưới ánh đèn UV.

  1. Áp dụng thành công kỹ thuật hiện đại PCR, giải và phân tích trình tự gen trong định danh chính xác loài B. subtilis và S. cerevisiae.

– Đề tài đã chứng minh được ảnh hưởng của gen lpa -14 và ituD của vi khuẩn trong khả năng ức chế aflatoxin do A. flavus sinh ra.

– Gen lpa -14 và ituD có thể được sử dụng làm gen chỉ báo cho khả năng của vi khuẩn trong ức chế aflatoxin do A. flavus sinh ra.

Hình 2. Kết quả điện di sản phẩm PCR định danh vi khuẩn Bacillus subtilis.

(Giếng 7: thang DNA chuẩn, giếng 13: đối chứng âm, các giếng còn lại là mẫu. Giếng 1, 2, 3, 4, 6, 8, 10, 11, 12: dương tính, giếng 5, 9: âm tính)

 

  1. Đánh giá khả năng của các chủng B. subtilis và S. cerevisiae chọn lọc đối với tác động aflatoxin của nấm A. flavus trên vịt thí nghiệm.

Vi khuẩn B. subtilis và nấm men S. cerevisiae đều có khả năng làm giảm đáng kể độc tính của aflatoxin lên gan và thận của vịt con.

 

Hình 3 Mô gan có vài giọt mỡ rải rác, tế bào gan hoàn toàn bình thường (lô 1) (200X) (0 ppb aflatoxin) Hình 4. Mô gan thoái hóa mỡ lan rộng khắp nơi, sung huyết (lô 2) (200X) (300 ppb aflatoxin)
Hình 5. Mô gan thoái hóa mỡ, viêm nhẹ (lô 3)  (300 ppb aflatoxin + B. subtilis) (200X)
Hình 6. Mô thận bình thường (200X) (lô 1) (0 ppb aflatoxin) Hình 7. Mô thận xung huyết, có lympho  (lô 2) (200X) (300 ppb aflatoxin)

 

Hình 8. Thận viêm nhẹ, thoái hóa mỡ  (lô 4) (200X) (300 ppb aflatoxin + B. subtilis)

Chế phẩm phối hợp của B. subtilis và S. cerevisiae có thể làm giảm tác động xấu của aflatoxin B1 lên sự tăng trưởng của vịt tương đương với chế phẩm hấp phụ độc tố TX5.

  1. Đã xác định được một số yếu tố điều kiện trong nuôi cấy, thu hoạch và bào quản vi khuẩn B. subtilis và S, cerevisiae khảo sát.

– Môi trường TSB là môi trường canh giống thích hợp để Bacillus subtilis sinh trưởng và phát triển.

– Môi trường cơ bản TSB bổ sung 1% yeast extract và 1% maltose ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng và phàt triển của  vi khuẩn B. subtilis.

– Phương pháp sấy chân không thu nhiều tế bào vi khuẩn B. subtilis sống nhất.

– Đường lactose là chất mang thích hợp đối với vi khuẩn B. subtilis.

– Thời điểm thu hoạch sinh khối tế bào nấm men thích hợp nhất là sau 36 giờ nuôi cấy.

– Vitamin C và chất nền (cám gạo, bột mì) không ảnh hưởng đến sức sống của nấm men trong chế phẩm sau 22 ngày bảo quản.

Về Trần Thiếu Nga

Check Also

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vật nuôi

Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật là …