Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Lê Kim Thạch
Và các cộng sự
Cơ quan thực hiện: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai
+ Mục tiêu chung
Đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho các cơ sở nuôi ong trong vùng dự án; chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
+ Mục tiêu cụ thể
Đào tạo 10 kỹ thuật viên, tập huấn kỹ thuật cho 40 lượt người nuôi ong.
Tổ chức tiếp nhận 5 quy trình và chuyển giao đến những hộ tham gia dự án.
Xây dựng 10 mô hình nuôi ong ứng dụng các quy trình được chuyển giao.
Xây dựng 01 mô hình chế biến mật ong, năng suất đạt 500kg/mẻ.
Kết quả nghiên cứu:
- Điều tra, khảo sát bổ sung thực trạng tại vùng dự án
Đồng Nai nằm trong vùng Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình tương đối bằng phẳng, quỹ đất phong phú, chủ yếu là các loại đất hình thành trên đá bazan, rất thích hợp cho cây lâu năm như cao su, điều, cà phê cùng các loại cây lương thực, thực phẩm. Đây chính là tiềm năng và là triển vọng to lớn của Đồng Nai khi phát triển nuôi ong mật theo hướng sản xuất hàng hoá.
- Công tác chuyển giao công nghệ
Cơ quan chủ trì đã ký hợp đồng tiếp nhận 5 quy trình công nghệ do Công ty cổ phần Ong mật Đồng Nai chuyển giao.
Các quy trình được chuyển giao và tiếp nhận bao gồm:
- Quy trình công nghệ tạo chúa, chia đàn
- Quy trình khai thác, sơ chế, giảm thủy phần mật ong
- Quy trình kiểm soát nguồn gốc và chất lượng mật ong
- Quy trình kiểm soát bệnh ký sinh trùng
- Quy trình kiểm soát bệnh thối ấu trùng mật ong
- Công tác đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn
Đơn vị chủ trì đã cử 10 cán bộ kỹ thuật thuộc Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai học tập và tiếp nhận 5 quy trình công nghệ vừa lý thuyết vừa thực hành tại Công ty cổ phần Ong mật Đồng Nai.
Tổ chức lớp tập huấn với 40 lượt người tham dự.
Nội dung các cuộc tập huấn chuyên sâu về kỹ thuật nuôi ong lấy mật theo 5 quy trình đã được chuyển giao:
Quy trình công nghệ tạo chúa, chia đàn.
Quy trình kiểm soát bệnh ký sinh trùng.
Quy trình kiểm soát bệnh thối ấu trùng.
Quy trình khai thác, sơ chế, giảm thủy phần mật ong.
Quy trình kiểm soát chất lượng mật ong.
Hình 1. Tập huấn thực hành tại địa điểm nuôi cho nông dân tham gia dự án |
Lớp tập huấn giúp cho người nuôi ong hiểu rõ hơn các kỹ thuật trong quá trình nuôi ong, biện pháp phòng trị bệnh bằng quy trình công nghệ tiến tiến từ đó mạnh dạn áp dụng những công nghệ mới này vào trại ong của mình.
Cũng qua các lớp tập huấn này cùng với các tiêu chí đã được đề ra ban đầu, dự án chọn ra 10 hộ nuôi ong hội tụ đủ các yêu cầu trên để đưa vào tham gia dự án.
Đến nay tất cả các hộ nuôi ong tham gia mô hình đều đã nắm bắt được quy trình công nghệ chuyển giao và ứng dụng quy trình công nghệ đó vào chăm sóc đàn ong của mình một cách chính xác và thành thạo.
Hình 2. Ong chúa của đàn ong |
4.Xây dựng các mô hình
4.1. Xây dựng mô hình nuôi ong ngoại
Đã tiến hành đào tạo 10 kỹ thuật viên về kỹ thuật nuôi ong, phòng và chữa bệnh ong gồm các buổi học lý thuyết, thực hành tại Công ty cổ phần Ong mật Đồng Nai và đã được cấp chứng chỉ. Các kỹ thuật viên đã nắm bắt được các quy trình công nghệ.
Để cải thiện chất lượng giống ong, ban quản lý dự án đã tiến hành đào tạo các kỹ thuật viên cho các cơ sở chăn nuôi, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông hộ, đồng thời chuyển giao các quy trình chọn lọc, tạo chúa, nhân đàn.
Sau khi được chuyển giao các quy trình công nghệ thì các hộ tham gia dự án đã nắm bắt được các kỹ thuật cơ bản trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh trên ong, và cũng đã phát triển và quản lý đàn ong rất tốt.
4.2 Xây dựng mô hình công nghệ và thiết bị chế biến mật ong
Trên cơ sở đề cương đã được phê duyệt, đơn vị chủ trì đã xây dựng nhà xưởng sản xuất mật ong với tổng diện tích là 400 m2 tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, cấu tạo như sau: xưởng được xây tường cao 2m, được bao bọc bởi khung sắt và tôn lên 7m, cửa xưởng cao 4m, rộng 4m để xe ra vào dễ dàng. Nền được tráng xi măng bằng phẳng, được trang bị đèn chiếu sáng, phòng ở cho nhân viên và bảo vệ.
Hệ thống hạ thuỷ phần công suất 500kg/mẻ.
- Các thiết bị chính để thực hiện mô hình chế biến các sản phẩm ong mật.
Máy hạ thủy phần mật ong: 01 máy.
Bồn lọc sơ cấp: 01 bộ.
Bơm mật: 03 chiếc.
Thiết bị lọc tinh: 01 bộ.
Bồn chứa mật thành phẩm: 1 cái
- Nguyên liệu để thực hiện mô hình chế biến: là mật ong nguyên chất. Các sản phẩm này được Cơ quan chủ trì thu từ 10 cơ sở nuôi ong tham gia thực hiện mô hình và của các hộ nông hộ trong vùng dự án.
Các mẫu mật ong thành phẩm được kiểm tra tại phòng thí nghiệm của Công ty cổ phần Ong mật Đồng Nai, đồng thời được các công ty xuất nhập khẩu gửi đi phân tích tại Intertek (Bremen, Đức).
Hình 3. Hệ thống máy hạ thủy phần |