Xây dựng mô hình hoạt động tâm lý học học đường tại các trường phổ thông ở Đồng Nai

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Phạm Thị Hải

Và các cộng sự

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai

Mục tiêu của nhiệm vụ:

Xây dựng mô hình hoạt động tâm lý học học đường, xác lập cơ sở khoa học cho việc tổ chức thực hiện hoạt động tâm lý học học đường (TLHHĐ) trong các trường phổ thông ở Đồng Nai.

Kết quả nghiên cứu:

  1. Cơ sở lý luận xây dựng mô hình hoạt động tâm lý học học đường tại các trường phổ thông ở Đồng Nai

Xây dựng mô hình hoạt động TLHHĐ trong các trường phổ thông ở Đồng Nai là vấn đề mang tính cấp thiết nhằm giải quyết tốt các vấn đề tâm lí trong đời sống học đường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình TLHHĐ đã được xây dựng, thực hiện trong, ngoài nước và làm rõ các khái niệm liên quan, đề tài đã đưa ra quan niệm về mô hình hoạt động TLHHĐ, đó là cách thức tổ chức và triển khai hoạt động TLHHĐ trong các nhà trường phù hợp với đặc điểm tâm lí của HS, nhiệm vụ của các nhà trường và bối cảnh văn hóa, xã hội trong từng địa phương, khu vực và đất nước. Xây dựng mô hình hoạt động TLHHĐ là quá trình xác lập, hoàn chỉnh các thành tố cấu trúc của mô hình hoạt động TLHHĐ trong mối quan hệ tác động qua lại phù hợp với bối cảnh văn hóa xã hội của nhà trường và địa phương nhằm đảm bảo cho các nội dung TLHHĐ được thực hiện thuận lợi và đạt kết quả tốt.

Thông qua các công trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn đã công bố, đề tài đã khái quát các đặc điểm tâm lí và KKTL của HS. Trong đó đối với học sinh THCS, đây là giai đoạn phát triển khá nhạy cảm với sự thay đổi về thể chất dẫn đến những chuyển biến về mặt tâm lí. Học sinh ở độ tuổi này rất dễ chịu tác động ảnh hưởng từ những yếu tố bên ngoài như bạn bè, môi trường nhóm và các phương tiện truyền thông. Đối với học sinh THPT, các khó khăn điển hình của lứa tuổi này là những vấn đề liên quan đến định hướng nghề nghiệp tương lai, các khó khăn trong học tập và những vấn đề liên quan đến cảm xúc, tình cảm…

Kết quả nghiên cứu trong chương 1 là cơ sở để khảo sát thực trạng hoạt động và nhu cầu hoạt động TLHHĐ, đồng thời là cơ sở lí luận trong việc xây dựng mô hình hoạt động TLHHĐ trong các trường phổ thông ở Đồng Nai một cách phù hợp, hiệu quả.

  1. Cơ sở thực tiễn xây dựng mô hình hoạt động tâm lý học học đường tại các trường phổ thông ở Đồng Nai

Xây dựng mô hình hoạt động TLHHĐ cần phải trên cơ sở các yếu tố thực tiễn của địa phương: Về mặt kinh tế xã hội, Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với truyền thống đấu tranh kiên cường, mưu trí sáng tạo, tự lực, tự cường; là địa bàn đặc thù về tôn giáo, dân tộc với đủ 54 tộc người sinh sống, dân số cơ học tăng nhanh. Sự tác động của kinh tế, xã hội đến đời sống tâm lí của HSPT trên địa bàn Tỉnh bên cạnh mặt thuận lợi là chủ yếu cũng chịu nhiều ảnh hưởng, đặt ra yêu cầu trong xây dựng mô hình hoạt động TLHHĐ phải luôn bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội để giải quyết kịp thời những KKTL mà các em gặp phải; hết sức chú trọng công tác phòng ngừa KKTL, nhất là đối với HS ở vùng sâu vùng xa, các em HS dân tộc thiểu số, HS ở những địa bàn có nhiều yếu tố xã hội phức tạp.

Kết quả nghiên cứu KKTL của HSPT trên địa bàn Tỉnh cho thấy đa số HS gặp KKTL ở mức trung bình trong các lĩnh vực như học tập, giải quyết các mối quan hệ và trong đời sống nội tâm. Trong đó, có một tỷ lệ nhất định HS gặp khó khăn với các vấn đề khá nghiêm trọng, từng có những suy nghĩ, hành vi hết sức tiêu cực như có ý nghĩ không muốn sống, tự hủy hoại bản thân… Kết quả điều tra cũng phản ảnh, cách thức HS tự giải quyết các KKTL còn chưa hiệu quả và thiếu tính tích cực. Hoạt động TLHHĐ tuy đã được thực hiện dưới mô hình tư vấn tâm lí cho HS nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay, đồng thời chưa theo một kế hoạch thống nhất và mang tính chuyên nghiệp.

Kết quả điều tra cũng phản ảnh, đa số ý kiến của cán bộ GV, HS và PHHS nhận thức về hoạt động tham vấn tâm lí cho HS trong trường phổ thông hiện nay là rất cần thiết, đồng thời rất mong muốn xây dựng phòng TLHHĐ trong nhà trường với cán bộ phụ trách được đào tạo TLHHĐmột cách chuyên nghiệp.

  1. Nôi dung xây dựng mô hình hoạt động tâm lý học học đường tại các trường phổ thông ở Đồng Nai:

Cho đến nay được đánh giá tiêu biểu nhất là mô hình TLHHĐ tại Hoa kỳ do Hiệp hội quốc gia các nhà TLHHĐ Hoa kỳ (NASP) xây dựng năm 2010. Đây được đánh giá như một mô hình lí thuyết phản ánh tất cả các mặt, các nội dung cần thiết phải thực hiện của TLHHĐ, từ đó các quốc gia khác có thể tham khảo vận dụng xây dựng mô hình hoạt động phù hợp với bối cảnh văn hóa của quốc gia mình (nội dung điểm g, mục 1.1.1; Chương 1). Mô hình được khái quát như sau:

Hình . Mô hình lý thuyết về tâm lý học học đường

Từ các kết quả nghiên cứu, chúng tôi nêu và phân tích mô hình hoạt động TLHHĐ tại các trường phổ thông ở Đồng Nai như sau:

Hình 2. Mô hình hoạt động tâm lý học học đường ở Đồng Nai

Để đánh giá hiệu quả hoạt động phòng ngừa, trước khi tiến hành các tác động thực nghiệm, chúng tôi đã  khảo sát, đánh giá KKTL của HS. Kết quả khảo sát của 200 HS được thống kê như sau:

Bảng 1. KKTL chủ yếu của HS trước khi tác động

(Thống kê theo SL và TL)

 

 

TT

 

 

Các khó khăn

MỨC ĐỘ
Rất TX Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít xảy ra
SL % SL % SL % SL %
1 Học tập, rèn luyện 36 18 58 29 62 31 44 22
2 Quan hệ với cha mẹ, anh chị em 11 5.5 35 17.5 93 46.5 61 30.5
3 Quan hệ với bạn bè, với tập thể lớp 16 8 37 18.5 112 56 35 17.5
4 Quan hệ với thầy cô giáo 3 1.5 22 11 134 67 41 20.5
5 Sự phát triển của bản thân (căng thẳng, stress, khiếm khuyết cơ thể) 12 6 29 14.5 128 64 31 15.5
6

 

Những thắc mắc về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên     12 6 140 70 48 24
7 Tình yêu tuổi học trò     45 22.5 112 56 43 21.5
8 Tình bạn khác giới 8 4 42 21 84 42 66 33
9 Lí tưởng, NN trong tương lai 46 23 59 29.5 84 42 11 5.5
10 Tài chính 14 7 32 16 128 64 36 18
           TL chung %             7.3         18.55           53.85          20.8

 

Bảng 2. KKTL chủ yếu của HS sau khi tác động phòng ngừa

(Thống kê theo SL và TL)

 

 

TT

 

 

Các khó khăn

MỨC ĐỘ
Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít xảy ra
SL % SL % SL % SL %
1 Học tập, rèn luyện 12 6 34 17 96 48 58 29
2 Quan hệ với cha mẹ, anh chị 8 4 20 10 102 51 70 35
3 Quan hệ với bạn bè, với lớp 10 5 30 15 115 57.5 45 22.5
4 Quan hệ với thầy cô giáo 0 0 15 7.5 133 66.5 52 26
5 Sự phát triển của bản thân (căng thẳng, stress, khiếm khuyết cơ thể ) 0   12 7.5 127 63.5 61 30.5
6

 

Những thắc mắc về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên 0 0 0 0 132 66 68 34
7 Tình yêu tuổi học trò 0 0 29 14.5 118 59 53 26.5
8 Tình bạn khác giới 4 2 38 19 96 48 62 31
9 Lí tưởng, nghề nghiệp trong tương lai 22 11 47 23.5 99 49.5 32 16
10 Tài chính 11 5.5 18 9 142 71 29 14.5
           TL chung %             3.2             12.3           58          26.5

 

Hình 3. Biểu đồ phản ánh kết quả hỗ trợ tâm lí cho HS trước và sau tác động

Từ kết quả trên cho phép đánh giá, qua quá trình tham vấn đời sống tâm lí của HS đã chuyển biến tích cực hơn. Qua quá trình thực nghiệm cũng cho thấy, sự phối hợp và tham gia của đội ngũ cán bộ, GV các nhà trường vào các hoạt động tâm lý học đường còn nhiều mặt hạn chế. Phần đông đội ngũ cán bộ, GV các trường thực nghiệm chưa thấy hết vai trò to lớn của TLHHĐ đối với sự phát triển toàn diện của HS nên việc tham gia các hoạt động còn mang tính hình thức, lấy lệ,  chưa thực sự tích cực phối hợp cùng với chuyên viên tâm lý trong việc hỗ trợ giúp đỡ HS giải quyết các KKTL. Vai trò của chuyên viên tâm lý học đường trong nhà trường chưa được coi trọng. Hoạt động của chuyên viên tâm lý còn bị động, lúng túng do thiếu một kế hoạch thống nhất, đồng thời còn gặp khó khăn vướng mắc trong sự phối hợp tổ chức hoạt động với đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường.

Về Trần Thiếu Nga

Check Also

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vật nuôi

Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật là …