Xây dựng mô hình nuôi chồn hương – Paradoxurus hermaphroditus tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thanh Bình

Đồng Chủ nhiệm đề tài: CN. Lâm Thủy Ngân Tuyền

và các công sự

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai

Mục tiêu của đề tài:

– Xây dựng mô hình nuôi nhốt chồn trong khuôn viên môi trường nhân tạo làm cơ sở, phát triển mô hình chăn nuôi thú hoang dã (thay đổi giống vật nuôi mới) góp phần thay đổi kinh tế nông hộ.

– Tạo cơ sở cho việc bảo tồn thú quý hiếm trên cơ sở tác động và ứng dụng CNSH.

– Trên cơ sở nuôi nhốt chồn nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất cà phê chồn nguyên liệu.

Kết quả nghiên cứu:

  1. Khảo sát một số chỉ tiêu tăng trưởng, một số chỉ tiêu máu, nước tiếu của chồn trong điều kiện nuôi nhốt theo lứa tuổi, giới tính

1.1 Tăng trọng của Chồn thí nghiệm

Giới tính Đực (n=15) Cái (n=15)
Lứa tuổi < 6 tháng

(n = 6)

6-18 tháng

(n = 9)

<6 tháng

(n = 4)

6-18 tháng

(n=11)

Ptrung binh (Kg)

(X-±Sx)

1.87 ± 0.5 2,84 ± 0.2 1.55 ± 0.15 2.15 ± 0.1
Ptrung binh sau 8 tháng (Kg)

(X±Sx)

3.01 ± 0.3 3.65 ± 0.6 2.65 ± 0.1 3.06 ± 0.4
Chênh lệch tăng trọng sau 8 tháng (Kg) 1.14 0.81 1.1 0.91

1.2 Chiều dài thân của Chồn thí nghiệm

Giới tính Đực (n=15) Cái (n=15)
Lứa tuổi < 6 tháng

(n = 6)

6-18 tháng

(n = 9)

<6 tháng

(n = 4)

6-18 tháng

(n=11)

Dtrung bình

X±Sx (cm)

52 ± 3 66 ± 4 49 ± 4 53 ± 4
Dtrung bình sau 8 tháng

X±Sx (cm)

68 ± 4 72 ± 5 56 ± 2 61 ± 2
Chênh lệch chiều dài thân sau 8     tháng (cm)

 

 

 

16 6 7 8

1.3 Số đo vòng ngực Chồn thí nghiệm

Giới tính Đực (n=15) Cái (n=15)

X±Sx

Lứa tuổi < 6 tháng

(n = 6)

6-18 tháng

(n = 9)

<6 tháng

(n = 4)

6-18 tháng

(n=11)

trung bình

X±Sx (cm)

19 ± 2 22 ± 3 18 ± 3 20 ± 2
trung bình sau 8 tháng

X±Sx (cm)

21 ± 1 29 ± 5 20 ± 2 25 ± 2
Chênh lệch chiều dài thân sau 8  tháng (cm) 2 7 2 5
  1. 4 Kết quả một số chỉ tiêu sinh lý máu ở Chồn thực nghiệm
Chỉ tiêu Con cái

(X±SE)

n=15

Con đực

(X±SE)

n=15

Hemoglobin (g/L) 138.46 ± 1.5 141,50 ± 2,38
Lượng hồng cầu (x1012/L) 13,47 ± 0,23 13,68 ± 0,22
Lượng tiểu cầu (x1011/L) 3,94 ± 0,09 3,73 ± 0,08
Protein huyết tương (g/L) 66,83 ± 0,60 67,60 ± 0,62

Trong điều kiện nuôi nhốt, bước đầu chúng tôi công bố một số chỉ tiêu sinh hóa nước tiểu của những chồn trong điều kiện sinh lý bình thường. Số liệu này là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo, là cơ sở để tham khảo, so sánh trong trường hợp chồn có những biểu hiện bệnh lý

Hình 1. Khu nuôi chồn
  1. Khảo sát quy trình nuôi, chăm sóc và đánh giá khả năng thích nghi của chồn hương

2.1 Chuồng trại

Trại được theo hướng Đông – Tây nhằm tránh gió lùa trực tiếp, quanh trại là tường bao cao 2,5m, vừa có tác dụng bảo vệ, vừa giúp cản bớt gió. Với diện tích 1000m2, trại được chia thành 3 khu chuồng.

2.2 Tiểu khí hậu chuồng nuôi

Chúng tôi nhận thấy nhiệt độ bình quân ở trại rơi vào khoảng 26 0C – 28 0C.Theo Jacob và ctv (2010), đây là mức nhiệt độ khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của Chồn. Vì nhiệt độ ảnh hưởng khá lớn đến sự sinh trưởng cũng như sinh sản của động vật nói chung và chồn hương nói riêng.

2.3 Thức ăn, nước uống

Chồn được cho ăn 2 bữa/ ngày đêm, gồm 1 bữa chính, 1 bữa phụ. Bữa phụ là các loại trái cây như chuối, dưa hấu… được cho ăn vào khoảng 11h – 12h trưa. Bữa chính được cho ăn vào khoảng 16h, thức ăn chính là cháo. Cháo được nấu với các thành phần khác nhau như cám, cá, phủ tạng.

Nước uống là nước sạch, cho vào chén sạch đặt trong chuồng để Chồn tự uống. Chén nước được vệ sinh hằng ngày và thay nước 2 lần/ngày.

Hình 2. Khẩu phần ăn cho Chồn

2.4 Vệ sinh chuồng trại

Thau chậu đựng thức ăn được lấy ra khỏi chuồng vào buổi sáng, rửa sạch bằng xà bông và để khô, chuẩn bị cho bửa ăn chiều. Không có hiện tượng sử dụng lại thau chậu cũ đựng thức ăn, hoặc không rửa, vì Chồn rất nhạy, thức ăn cũ của ngày hôm qua sẽ tuyệt đối không ăn. Chuồng trại được rửa sạch bằng vòi nước áp lực mạnh. Tất cả phân, thức ăn thừ trên sàn và trên ván ngủ đều được rửa trôi. Thời gian xịt chuồng thay đổi từ 7h30– 9h. Vào những tháng trời khô ráo, thời gian xịt chuồng sớm hơn. Những tháng mưa nhiều phải chờ mặt trời lên mới tiến hành xịt chuồng, để tránh Chồn bị lạnh.

Công tác vệ sinh sát trùng được tiến hành 1 tháng/ lần. Dung dịch sát trùng được sử dụng là BESTAQUAM-SR với thành phần: didecyl dimethyl ammonium bromide. Pha theo tỉ lệ 1/400.

  1. Ghi nhận bệnh lý sinh sản và một số bệnh thường gặp trên chồn hương nuôi nhốt

Trong các bệnh thường gặp cao nhất là chấn thương cơ học (66.8%), trong đó chấn thương đuôi chiếm khá cao (50%), chấn thương các chi (16.6%), chấn thương mắt chiếm (10%). Chồn rụng lông chiếm khá cao (80%). Nhiễm nội ký sinh chiếm (33.3%), trong đó: nhiễm giun tóc chiếm (30%), nhiễm giun kết hạt chiếm (20%). Chồn bị tiêu chảy chiếm tỉ lệ (10%). Trong điều kiện nuôi nhốt như trên bước đầu chúng tôi đánh giá Chồn ít bệnh, chỉ xảy ra ở những bệnh đơn giản, hiệu quả điều trị cao, không thiệt hại về kinh tế.

  1. Ảnh hưởng của liều lượng hCG đến một số chỉ tiêu sinh sản và tập tính động dục của chồn hương cái nuôi nhốt
STT Liều lượng KTT sử dụng Số chồn thí nghiệm Chỉ tiêu khảo sát
Số con mang thai (Tỉ lệ %) Số con trung bình trên ổ (X±Sx) Số con sống sót (Tỉ lệ %) Trọng lượng trung bình con sơ sinh (X±Sx)
1 Đối chứng 6 1(17) a 1±0 1(100) a 87±0
                     
2 hCG=10 IU;  PMSG=10 IU 6 2(33.3) b 3±1 3(75) b 82±7
                     
3 hCG=20 IU;

PMSG=20 IU

8 8(100) c 4±2 13(86.7) b 85±5
a-c: Sự khác biệt các chữ trong cùng một cột thì có sự khác biệt về thống kê (P<0.05).

Chúng tôi nhận thấy hàm lượng KTT sinh dục đã có ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu thai trên Chồn và cho kết quả khả quan, tỉ lệ Chồn mang thai cao có ý nghĩa trong trường hợp sử dụng KTT so với trường hợp không sử dụng KTT. Đồng thời Chồn con sinh ra với số lượng lớn đã đáp ứng bước đầu của đề tài.

  1. Xác định khả năng ăn cà phê của chồn để tạo cà phê nguyên liệu (cà phê chồn)

Chồn đã sử dụng lượng quả cà phê chín khá cao (44,5% ở cá thể cái, 55,4% ở cá thể đực) đối với lô thí nghiệm có giảm 50% lượng thức ăn cơ bản. Trong trường hợp không giảm lượng thức ăn cơ bản hoặc giảm 100% lượng thức ăn cơ bản thì khả năng tiêu thụ quả cà phê chín thấp hơn so với các lô khác. Khả năng tiêu hóa quả cà phê chín để thu được hạt cà phê chồn (cà phê phân chồn) khả quan trung bình 30% quả cà phê chín mà chồn ăn vào.

Hình 3. Thu hoạch phân chồn (cà phê chồn)

 

Về Trần Thiếu Nga

Check Also

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vật nuôi

Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật là …