Chủ nhiệm đề tài: TS. Đinh Minh Hiệp
Đồng chủ nhiệm: KS. Nguyễn Thị Rỡ
và các cộng sự
Cơ quan thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao – Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. HCM
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện chất lượng và an toàn thực phẩm tạo lợi thế cạnh tranh cho hồ tiêu Thống Nhất trên thị trường.
Mục tiêu cụ thể
– Đánh giá tình hình sản xuất hồ tiêu tại huyện Thống Nhất có đối chiếu với các tiêu chí GLOBALG.A.P.;
– Xây dựng được 7 ha hồ tiêu giai đoạn kinh doanh sản xuất đạt chứng nhận GLOBALG.A.P., năng suất tăng từ 15-20%, hiệu quả kinh tế tăng từ 10-15%;
– Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất hồ tiêu theo GLOBALG.A.P. cho cán bộ kỹ thuật và hộ nông dân trồng tiêu trên địa bàn huyện Thống Nhất.
Kết quả nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng sản xuất hồ tiêu đối chiếu với các tiêu chí của GLOBALG.A.P. và đánh giá hiện trạng đất, nước sản xuất hồ tiêu tại huyện Thống Nhất
1.1 Điều tra hiện trạng sản xuất hồ tiêu đối chiếu với các tiêu chí của GLOBALG.A.P.
Qua kết quả điều tra khảo sát hiện trạng sản xuất hồ tiêu ở 3 xã Gia Kiệm, Quang Trung và Gia Tân 3 huyện Thống Nhất so với các tiêu chí của GLOBALG.A.P. có thể kết luận như sau:
– Cây tiêu là cây trồng chủ lực của huyện Thống Nhất, có diện tích trồng tiêu khá lớn, phần lớn vườn trồng theo hình thức chuyên canh thuận lợi cho việc đầu tư chăm sóc, sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBALG.A.P.
– Về giống hồ tiêu: Đây là giống nhà vườn tự nhân giống hoặc mua của các vườn lân cận và là cây trồng lâu năm nên đáp ứng được yêu cầu của GLOBAL GAP.
– Quản lý đất và giá thể: Nông dân có hiểu biết cơ bản về đất trồng, đa số nhà vườn không quan tâm đến việc đất có bị ô nhiễm hay không, chất lượng đất như thế nào từ đó đưa ra các biện pháp canh tác phù hợp. Đa số nhà vườn (78,77%) ít quan tâm đến vệ sinh đồng ruộng, xử lý rác thải trên vườn sản xuất, bao bì phân thuốc chưa được thu gom và tiêu hủy đúng cách.
– Quản lý Phân bón và chất phụ gia: Các loại phân bón đều nằm trong danh mục được phép sử dụng của Việt Nam. Lượng dùng của các loại phân bón rất khác nhau giữa các nhà vườn. 100% các hộ dân đều sử dụng phân chuồng, tuy nhiên các loại phân nàychưa được ủ hoai mục. Việc bón phân nhiều hay ít là do kinh nghiệm của nhà vườn,100% không phân tích dinh dưỡng đất để đánh giá mức độ dinh dưỡng trong đất. Hầu hết các hộ đều có kho phân bón tuy nhiên thường để chung với các vật dụng khác. Có đến 65,37% số hộ không ghi chép, số còn lại ghi chép không đầy đủ.
– Quản lý thuốc BVTV và hóa chất: Các loại thuốc BVTV nhà vườn sử dụng đềunằm trong danh mục được phép sử dụng của Việt Nam. Nhìn chung việc phun thuốc cótuân thủ theo chỉ dẫn, có kiểm tra tình hình sâu bệnh trước khi phun, sử dụng thuốcBVTV đảm bảo đúng thời gian cách ly trước thu hoạch, Có khoảng 45% số hộ được tậphuấn. Tuy nhiên, việc áp dụng trong sản xuất còn hạn chế. Nhà vườn chưa có kho riêngcất giữ thuốc BVTV, chưa có biện pháp xử lý rò rỉ hóa chất và lượng thuốc BVTV dưthừa. Có đến 68,89% số hộ không ghi chép đầy đủ việc sử dụng thuốc BVTV.
– Thu hoạch và sau thu hoạch: Đa số nhà vườn thu hoạch hồ tiêu có sử dụng bạt lót, tuy nhiên chưa vệ sinh sạch sẽ bạt lót. Khi phơi tiêu chưa có sự cách ly với các gia súc gia cầm xung quanh. người thu hoạch chủ yếu là chủ vườn và công nhân chưa được tập huấn cách thức thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đảm bảo vệ sinh theo tiêu chí GAP.
– Quản lý chất thải và rác thải: Chỉ số ít chủ vườn đều có trang bị toilet ở vườn sản xuất. Vấn đề thu gom và xử lý chai vỏ thuốc BVTV trong vườn và rác thải sinh hoạt còn nhiều bất cập.
– Người lao động: Qua điều tra cho thấy đa số người lao động đều ở độ tuổi 45-
55, chưa ghi nhận độ tuổi lao động dưới 16 tuổi. Các nhà vườn đa số biết đọc và biết viết nên cũng thuận lợi cho việc ghi chép nhật ký sản xuất. Người lao động chưa được quan tâm đúng mức về điều kiện sinh hoạt như trang bị nhà vệ sinh. Nhà vườn không chú ý biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho công nhân như trang bị đồ bảo hộ lao động, chưa có biện pháp cảnh báo khu vực nguy hiểm như vùng mới phun thuốc.
– Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc: Người nông dân vẫn chưa có thói quen ghi chép và lưu trữ hồ sơ để truy nguyên nguồn gốc trong sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBALG.A.P. Nhà vườn thường rất ngại ghi chép, đó là thói quen của nhà vườn không chỉ ở huyện Thống Nhất mà hầu hết các nhà vườn ở Việt Nam. Đây là một trong những khó khắn lớn nhất trong việc sản xuất theo GLOBALG.A.P.
– Vấn đề kiểm tra nội bộ, khiếu nại và giải quyết khiếu nại: chưa được nôngdân quan tâm.
Qua điều tra cho thấy: Để sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn LOBALG.A.P. nhà vườn cần phải thay đổi nhận thức về kỹ thuật canh tác hồ tiêu cũng như các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, người lao động và truy nguyên nguồn gốc.
Vì vậy, nếu so sánh với các tiêu chí của GLOBALG.A.P. người dân trồng hồ tiêucủa huyện Thống Nhất cần phải khắc phục nhiều điểm. Các điểm này sẽ khắc phục đượcnếu người dân được hỗ trợ tư vấn của các đơn vị có chuyên môn về tiêu chuẩnGLOBALG.A.P.
1.2. Phân tích hiện trạng ô nhiễm trên vùng sản xuất hồ tiêu tại huyện Thống Nhất
Kết quả phân tích mẫu đất trồng ở vùng sản xuất ở 3 xã Gia Kiệm, Quang Trung và Gia Tân 3 cho thấy: Các chỉ tiêu phân tích As, Pb, Zn, Cd, Cu và Cr cả 4 mẫu đất có đều có hàm lượng nhỏ so với mức độ giới hạn tối đa cho phép.
Kết quả phân tích các mẫu nước tưới trong vùng sản xuất hồ tiêu cho thấy: hàm lượng As, Hg, Pb, Cd, trong nước trong 4 mẫu nước giếng khoan của xã Gia Kiệm, Quang Trung và Gia Tân 3, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đều đạt so với mức độ giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới. Vì vậy, nguồn nước khu vực lấy mẫu được đảm bảo chất lượng an toàn cung cấp cho cây hồ tiêu sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBALG.A.P..
Thuận lợi khi sản xuất hồ tiêu ở huyện Thống Nhất theo LOBALG.A.P.:
– Hồ tiêu là cây trồng chủ lực của huyện Thống Nhất, diện tích khá lớn, được sự quan tâm của người dân, xã hội và chính quyền địa phương.
– Điều kiện tự nhiên huyện Thống Nhất phù hợp cho sự phát triển của cây hồ tiêu,đất trồng hồ tiêu đa số ở khu vực cao, dốc, có đá lộ đầu, đất xám đen có sỏi. Do đó khả năng thoát nước rất tốt nên ít bị bệnh chết nhanh chết chậm.
– Giá hồ tiêu giảm liên tục trong vòng 2 năm nay, nhiều nhà vườn giảm chi phí đầu tư cho vườn hồ tiêu nên lượng thuốc BVTV trên sản phẩm giảm.
– Nhà vườn tâm huyết với nghề và giàu kinh nghiệm trong việc sản xuất hồ tiêu, có khả năng tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật.
– Nhà vườn mong muốn có sản phẩm an toàn và được chứng nhận GAP và đầu ra ổn định cho sản phẩm.
– Đã có nhiều công ty thu mua hồ tiêu sạch trực tiếp từ nông dân với giá cao hơnthị trường.
Khó khăn khi sản xuất hồ tiêu ở huyện Thống Nhất theo LOBALG.A.P.:
– Diện tích trồng hồ tiêu nhỏ lẻ, có nhiều khu vực chăn nuôi heo với số lượng lớn nên có nguy cơ ô nhiễm môi trường nên khó cho việc triển khai sản xuất theo GAP.
– Nhiều nhà vườn không còn “mặn mà“ với cây hồ tiêu do giá thấp.
– Nhà vườn sản xuất theo kinh nghiệm là chính và có nhiều nông dân còn khá bảo thủ khó tiếp nhận cái mới. Nông dân sử dụng nhiều loại thuốc hóa học trêm mức cần thiết,chưa quan tâm đến an toàn sản phẩm và môi trường.
– Tư duy làm ăn riêng lẻ, thiếu tinh thần liên kết chia sẽ kinh nghiệm dẫn đến chưa phát huy được hiệu quả của các tổ chức tập thể (THT/HTX).
– Phần lớn nhà vườn ngại ghi chép về nhật ký đồng ruộng, khó có thể truy nguyên được nguồn gốc.
– Chi phí triển khai sản xuất theo GAP cao khiến một số nông dân chưa đủ vốn để đáp ứng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn G.A.P.
Giải pháp để sản xuất hồ tiêu ở huyện Thống Nhất theo LOBALG.A.P.:
– Xây dựng mô hình điểm để nông dân học hỏi kinh nghiệm.
– Hình thành các tổ chức liên kết nông dân như THT/HTX.
– Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức cho nông dân về tầm quan trọng của việc sản xuất hồ tiêu theo GLOBALG.A.P..
– Cần tăng cường tập huấn, tuyên truyền, vận động, khuyến kích người dân thay đổi nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp.
– Cần tuyên truyền, vận động nông dân tham gia vào hệ thống sản xuất G.A.P.
– Tổ chức vận động vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, thu gom & xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV.
– Tạo điều kiện, gắn kết các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu và nông dân sản xuất, hạn chế việc tiêu thụ qua nhiều trung gian.
- Xây dựng mô hình sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn GLOBALG.A.P
Phân tích mẫu hạt:
Sau khi áp dụng đúng quy trình của việc sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P., chúng tôi đã phân tích các chỉ tiêu trên mẫu hạt hồ tiêu để đánh giá mức độ an toàn của sản phẩm. Kết quả cho thấy, cả 7 điểm mô hình đều không phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không có hàm lượng chì và hàm lượng vi sinh vật. Như vậy sản phẩm hạt hồ tiêu đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P..
Tổ chức chứng nhận độc lập đến đánh giá hệ thống sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn GLOBALG.A.P.:
Vào ngày 30-31/3/2019, tổ chức chứng nhận quốc tế Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định IQC (IQC) đã tiến hành kiểm tra đánh giá hệ thống thực hành nông nghiệp tốt cho THT hồ tiêu ấp Võ Dõng 3 xã Gia Kiệm với 7 tổ viên. Kết quả cả 7 vườn của các hộ tham gia mô hình đều đạt chuẩn GLOBALG.A.P.. Tổ chức IQC đã cấp giấy chứng nhận GLOBALG.A.P. cho THT hồ tiêu ấp Võ Dõng 3 xã Gia Kiệm với diện tích là 12,1ha, giấy chứng nhận có hiệu lực từ ngày 19/04/2019 đến ngày 18/04/2020, mã số chứng nhận GGN là 4059883957327. Sau khi hết hiệu, tổ chức chứng nhận đến kiểm tra lại để tái chứng nhận.
Đánh giá về tình hình sâu bệnh hại, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
Tình hình sâu bệnh hồ tiêu:
Sau 2 năm thực hiện mô hình tỷ lệ bệnh chết nhanh trong mô hình giảm so với đốichứng từ 26,42%-55,68%, trung bình là 37,22%.
Sau 2 năm thực hiện, cả 7 điểm mô hình tỷ lệ cây bị bệnh chết chậm đều giảm hơn trước khi thực hiện mô hình và so với đối chứng. Tỷ lệ bệnh chết chậm trong mô hình giảm từ 32,55- 66,09% so với đối chứng. Một số cây hồ tiêu bị bệnh ở mức độ rất nhẹ đã sinh trưởng bình thường, 1 số cây bị bệnh ở mức trung bình và nặng trước đó đang phục hồi.
Năng suất hạt hồ tiêu khô:
Sau 2 năm tác động các biện pháp kỹ thuật cho thấy năng suất ở các điểm mô hình đều cao hơn so với vườn đối chứng.
Năng suất trung bình 2 vụ vườn mô hình ở các vườn hồ tiêu mang mã số HT01, HT02 và HT03 dao động từ 3,74- 3,96 tấn/ha, tăng 27,17% – 33,65% so với trước khi thực hiện môhình, năng suất trung bình các điểm mô hình này là 3,73 tấn/ha tăng 31,36% so với trước khithực hiện và tăng 17,14% so với đối chứng.
Năng suất trung bình vườn mô hình ở các vườn hồ tiêu mang mã số HT04, HT05, HT06 và HT07 dao động từ 3,85-4,14 tấn/ha, tăng 20-27,48% so với trước khi thực hiện mô hình, năng suất trung bình các điểm mô hình này là 4,01 tăng 22,48% so với trước khi thựchiện và tăng 15,58 % so với đối chứng.
Kết quả cho thấy tốc độ gia tăng năng suất của các điểm tham gia mô hình trung bình 2 vụ cao hơn so với vườn đối chứng 16,36% là do nhà vườn chăm sóc hồ tiêu đúng yêu cầu kỹ thuật, trong đó phải kể đến 1 số kỹ thuật chính như sau: (1) Bón phân cân đối và đúng thời điểm (phân tích đất của vườn tham gia mô hình trước khi thực hiện dự án để quyết định liều lượng phân bón cho cây hồ tiêu sinh trưởng tốt), (2): Phát hiện đúng và phòng ngừa sâu bệnh hại kịp thời; (3) Theo dõi sát sao thời điểm cây hồ tiêu chuẩn bị ra hoa, giai đoạn mới đậu trái tránh tình trạng sốc nước và bổ sung 1 số chế phẩm hạn chế rụng bông, tăng đậu trái (Do điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi trong những năm gần đây).
Khi so sánh năng suất trước khi thực hiện mô hình và sau khi thực hiện mô hình ta thấy, năng suất trung bình 2 vụ cao hơn so với trước khi thực hiện là 26,82%. Việc năng suất tăng,ngoài do tuổi cây tăng lên còn chứng tỏ các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình đã đemlại hiệu quả rõ rệt cho các vườn hồ tiêu. Bởi vì vườn đối chứng tốc độ tăng năng suất trung bìnhchỉ đạt 9,49%.
Dung trọng hạt hồ tiêu:
Sau 2 năm thực hiện dự án,7 điểm tham gia mô hình đều có chất lượng tốt hơn so với đối chứng và đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA). Dung trọng các điểm mô hình dao động từ 500-540 (g/l); tạp chất từ 0,03-0,07 (%) và hàm lượng Piperine (độ cay của hạt tiêu) dao động từ 4,46-5,86 (g/100g chất khô).
Sở dĩ dung trọng và hàm lượng Piperine hồ tiêu trong mô hình cao hơn so với đối chứng là do hồ tiêu được thu hoạch đúng độ chín, hàm lượng kali bón cao hơn và bón trướcnthu hoạch 1,5 tháng, ngoài ra việc phân loại hạt hồ tiêu cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dung trọng hạt hồ tiêu, trong mô hình cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn nhà vườn phân loại hạt to, nhỏ, tách lá, tạp chất qua máy sàng, quạt kỹ hơn so với đối chứng.
Hiệu quả kinh tế:
Áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBALG.A.P. đã làm tăng chi phí đầu tư (công lao động; chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng: kho phân bón, kho thuốc BVTV, nhà vệ sinh, khu pha thuốc BVTV; chi phí phân tích mẫu; chi phí vật tư phân hữu cơ, chế phẩm sinh học) so với vườn sản xuất đại trà.
Lợi nhuận thu được từ vườn mô hình trung bình 2 vụ là 34.493.000đồng/ha/năm, vườn đối chứng là 101.020.000 đồng/ha/năm, hiệu quả kinh tế vườn mô hình tăng 33,13% so với vườn đối chứng.
Lợi nhuận thu được từ vườn mô hình trung bình là 44.106.000đồng/ha/năm, vườn đối chứng là 111.735.000 đồng/ha/năm, hiệu quả kinh tế vườn mô hình tăng 28,97% so với vườn đối chứng.
Đánh giá chung: Các nhà vườn tham gia mô hình đã nhận thức được tầm quan trọng khi sản xuất theo GlobalG.A.P. và nhiệt tình tham gia. Cả 7 tổ viên đều tuân thủ tốt các qui định của GlobalG.A.P., ghi chép nhật ký sản xuất đầy đủ.
Qua phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy áp dụng quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn GLOBALG.A.P. cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các biện pháp của nhà vườn.
- Chuyển giao công nghệ
3.1 Đào tạo kỹ thuật viên “Sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn LOBALG.A.P.”
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao đã phối hợp với UBND xã Gia Kiệm tổ chức khóa đào tạo kỹ thuật viên cho 10 nhà vườn ở xã Gia Kiệm từ ngày 18/10/2017-22/10/201 và 30/10/2017-3/11/2017.
3.2. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao đã phối hợp với UBND xã Gia Kiệm và Quang Trung, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thống Nhất tổ chức 2 lớp tập huấn với số lượng học viên là 40 lượt người/lớp. Thời gian tập huấn được chia làm 2 đợt. Đợt 1 từ ngày 05-8/6/2017 (xã Quang Trung), đợt 2 từ ngày 3- 7/7/2017 (xã Gia Kiệm).
3.3 Hội thảo đầu bờ
Sau 24 tháng thực hiện mô hình, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thống Nhất, phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Thống Nhất và xã Gia Kiệm, tổ chức hội thảo đầu bờ kết hợp với lễ trao giấy chứng nhận GLOBALG.A.P. cho 7 tổ viên THT ấp Võ Dõng 3 xã Gia Kiệm. Buổi hội thảo có 80 cán bộ địa phương nhà vườn ở 5 xã Gia Kiệm, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Quang Trung, Hưng Lộc tham dự.
– Thời gian tổ chức hội thảo:
+ Ngày 23/5/2019, địa điểm tại vườn ông Hoàng Văn Bá, ấp Võ Dõng 3 xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
+ Ngày 27/5/2019, địa điểm tại vườn ông Trần Xuân Thu, ấp Võ Dõng 3 xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
3.4. Tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án
Sản phẩm của dự án đạt tiêu chuẩn GlobalG.A.P. do đó đảm bảo về chất lượng và an toàn sản phẩm đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và các nước chấp nhận tiêu chuẩn GlobalG.A.P.
Trung tâm trực tiếp giới thiệu các công ty Nông sản sạch Việt Nam thu mua sản phẩm hồ tiêu làm việc với các nhà vườn tham gia mô hình. Đây là các công ty có uy tín trên thị trường Việt Nam. Qua buổi làm việc, mặc dù chưa thỏa thuận được việc ký hợp đồng thu mua vì nhà vườn chưa muốn bán toàn bộ hạt hồ tiêu vào thời điểm này nhưng đã ký được hợp đồng nguyên tắc. Trong khi công ty mong muốn thu mua toàn bộ lượng hạt hồ tiêu của các hộ tham gia mô hình để giảm chi phí vận chuyển và chi phí phân tích mẫu. Khi nào có nhu cầu nông dân sẽ liên hệ trực tiếp với công ty.
Ngoài ra, Trung tâm cũng đã giới thiệu cho nhà vườn làm việc với giám đốc của HTX hồ tiêu Lâm San. HTX Lâm San đang đại diện cho các công ty thu mua hồ tiêu sạch (công ty Fuchs, công ty Pitco) thu mua hồ tiêu sạch cho nhà vườn hàng năm lên đến hàng ngàn tấn ở các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Châu Đức. Ở thời điểm hiện tại, HTX Lâm San vẫn mua hồ tiêu đạt tiêu chuẩn GLOBAL G.A.P. với giá cao hơn thị trường từ 4.000- 5.000 đồng/kg. Nhà vườn khi có nhu cầu bán hồ tiêu sẽ liên hệ với HTX. Việc bán hồ tiêu cho hợp tác xã sẽ có thuận lợi hơn vì HTX không yêu cầu nhà vườn bán hết toàn bộ hạt tiêu nhưng ít nhất phải từ 3-5 tấn. Thậm chí nhà vườn có thể ký gởi tại kho hàng của HTX nếu chưa muốn bán mà không mất tiền thuê kho.