Đậu cove leo là loại một trong những loại đậu có giá trị dinh dưỡng cao được dùng phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay, nhiều hộ gia đình trồng đậu cove leo tại nhà để có được nguồn rau sạch đảm bảo cho sức khỏe.
Cây có thể trồng quanh năm vào các thời vụ gieo hạt từ tháng 1 – 3, và vụ gieo vào tháng 9 – 10. Loại rau này rất dễ sinh trưởng mà không cần bón nhiều phân, chỉ cần tưới nước đủ ẩm là cây sẽ phát triển tốt, sau khi gieo trồng khoảng 40 – 50 ngày là có thể thu hoạch được.
tư uy tín nhằm đảm bảo các yếu tố trên.
1. Chọn giống và chuẩn bị đất
Chọn giống
Nên sử dụng các loại giống F1 để tăng tỉ lệ nảy mầm và khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như sức sống cao. Đặc biệt bạn nên mua giống tại những cửa hàng vật
Chuẩn bị đất
Đậu cove là loại cây không kén đất nên có khả năng sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất.
Loại đất để phù hợp cho việc trồng đậu cove cho năng suất cao thường là đất thịt nhẹ, đất tơi xốp, đất cát pha, đất giàu mùn, giàu dinh dưỡng, đất có độ pH từ 6-6,5. Làm sạch cỏ dại có trên đất, sau đó bón vôi, thực hiện cày đất, phơi ải từ 7 ngày đến 10 ngày để giúp cho đất được tơi xốp và hạn chế sâu bệnh. Nên bón lót đất trồng trước khi trồng cây bằng các loại phân hữu cơ hoai mục như phân trùn quế, phân bò, phân gà, kết hợp với phân vô cơ gồm lân, kali và NPK.
2. Xử lý hạt và gieo trồng
Trước khi gieo hạt giống để tăng khả năng độ nảy mầm của hạt, nên ngâm hạt giống khoảng 2 – 3h trong nước ấm (40oC), rồi vớt ra rửa sạch ủ trong khăn vải sau 24h hạt nứt nanh thì đem trồng.
Hạt sau khi nứt nanh phải trồng hết trong ngày, nếu để qua ngày rể mọc dài thì khi gieo trồng rể dễ bị gãy. sau đó rửa sạch, để ráo trước khi đem gieo trồng.
Sau khi gieo tiến hành tưới phun tạo độ ẩm cho hạt nảy mầm (thời gian này có thể kéo dài 1 – 2 ngày tùy vào điều kiện thời tiết và chất lượng hạt). Gieo hạt xong nên đưa khay vào nơi tối hoặc sử dụng nắp che tối cho khay, giúp hạt nảy mầm nhanh. Có thể sử dụng hỗn hợp đất trộn phủ lên hạt sau khi gieo (độ dày lớp phủ ≤ 2cm)
3. Kỹ thuật chăm sóc đậu cove
Tưới nước
Đây là loại cây có khả năng chịu hạn và chịu úng kém do đó việc tưới nước cần chú ý để cây phát triển tốt đem lại năng suất cao nhất.
Từ khi gieo hạt đến lúc cây đạt 5 – 6 lá thật, cần đảm bảo độ ẩm cho đất khoảng 80 – 85%. Đặc biệt nên bổ sung nước cho đậu cô ve nên vào thời điểm cây ra hoa, ra trái rộ bằng phương pháp tưới thấm là thích hợp nhất
Bón phân
Đậu cove cần bón thúc vào các thời kỳ cây ra 2 – 3 lá, 4 – 5 lá, cây ra hoa, quả rộ và sau khi thu hái quả đợt 1. Nên sử dụng phân hữu cơ giúp cây có thể hấp thụ nhanh hơn nữa lại an toàn và bảo vệ môi trường. Khi sử dụng phân vô cơ để bón cho đậu cove, cần chú ý thời gian cách ly ít nhất là 10 ngày trước khi hái quả ăn.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Một số loại sâu bệnh hại thường gặp ở đậu cô ve như sâu đục quả, dòi đục gốc, dòi đục lá, hay sâu đo xanh, bệnh đốm lá,… Do đó cần thường xuyên kiểm tra xem cây có bị sâu bệnh nào gây hại hay không để có biện pháp an toàn kịp thời, tránh sâu bệnh phá hoại trên diện rộng. Nên sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc thiên địch để tiêu diệt sâu bọ nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng đồng thời bảo vệ môi trường.
5. Thu hoạch
Sau khi trồng 50 – 55 ngày bắt đầu thu hoạch, lứa đầu trái nhỏ và ít chỉ khoảng 50-60 kg/ha, lứa 4 – 5 thu rộ, thường cách 1 ngày thu 1 lần. Sau đó cách 2 – 3 ngày thu 1 lần có thể thu 10 – 12 lứa tùy theo cách chăm sóc. Năng suất đậu trong mùa mưa là 12 – 15 tấn/ha, vụ Đông – Xuân năng suất 20 – 22 tấn/ha. Nên thu hoạch đúng lúc khi vỏ trái có màu xanh mượt và hột mới tượng, nếu để trái già sẽ cứng, có nhiều xơ, chất lượng kém.
PV (Tổng hợp)