Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới lao động – việc làm trong một số ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta không chỉ bởi sự đóng góp to lớn của nó vào GDP mà nó còn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Lực lượng lao động làm việc trong ngành dịch vụ ngày càng phát triển, từ 14,65 triệu người năm 2010 (tương ứng 29,61%) lên 17,68 triệu người (tương ứng 33,46%) và lên 19,3 triệu người (chiếm 35,57% tổng việc làm) năm 2018 (Viện KHLĐ&XH, 2019).

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4(CMCN 4.0) được đề cập rất nhiều trong vài năm gần đây. CMCN 4.0 được đem lại những tác động tích cực đồng thời tác động tiêu cực đối với kinh tế xã hội nói chung và thị trường lao động, việc làm của người lao động nói riêng. Trước tình hình đó, cần có những giải pháp về chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách quản trị thị trường lao động và các chính sách liên quan đến quan hệ việc làm, quan hệ lao động để thích ứng với những thay đổi trong thị trường lao động, phù hợp với những yêu cầu của cuộc CMCN lần thứ 4. Vì vậy, đề tài nghiên cứu về “Tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 tới lao động, việc làm một số ngành dịch vụ” do TS. Chử Thị Lân cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội thực hiện là cần thiết và cấp bách để góp phần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu CMCN 4.0 có tác động tới lao động-việc làm ngành dịch vụ không? Tác động ở các khía cạnh gì? Mức độ nào? Và đặt ra những vấn đề gì về chính sách cần phải xem xét điều chỉnh. Đề tài được thực hiện trong thời gian từ năm 2018 đến 2019.

Mục tiêu của đề tài nhằm đề xuất giải pháp chính sách phát triển thị trường lao động phù hợp với yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 đối với trường hợp ngành dịch vụ trên cơ sở tổng quan lý luận và thực tiễn và đánh giá thực trạng tác động của CMCN 4.0 tới một số ngành dịch vụ.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với đó là sự vươn lên mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong thời đại CMCN 4.0. Quá trình này đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển, mang tới nhiều việc làm, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với thị trường lao động nước ta. CMCN 4.0 được đề cập rất nhiều trong vài năm gần đây, đem lại những tác động tích cực đồng thời tác động tiêu cực đối với kinh tế xã hội nói chung và thị trường lao động, việc làm và kỹ năng của người lao động nói riêng. Nhận diện được các tác động của cuộc cách mạng lần thứ tư tới việc làm và nhu cầu kỹ năng từ đó khuyến nghị các chính sách phù hợp.

Chính sách lao động, việc làm phù hợp với xu hướng mới trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ góp phần tận dụng, phát huy tác động tích cực, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người lao động trước các động tiêu cực của số hóa và công nghệ đem lại. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, các tác động và giải pháp là rất cần thiết.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17942/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

N.P.D (NASATI)

Về admin

Check Also

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vật nuôi

Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật là …