Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn gram âm đa kháng tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

Phân tích tình hình đề kháng và sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn các vi khuẩn gram âm đa kháng, đánh giá sự hợp lý theo các khuyến cáo, khảo sát các yếu tố liên quan đến thất bại điều trị. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, cắt ngang mô tả các xét nghiệm vi sinh, KSĐ và hồ sơ bệnh án dương tính với Acinetobacter baumannii hoặc Klebsiella pneumonia hoặc Pseudomonas aeruginosa tại ICU và khoa hô hấp bệnh viện Đồng Nai trong thời gian 01/01/2018 đến 31/12/2018. Kết quả: 301 HSBA được lựa chọn. Có 32 kháng sinh trong 14 nhóm kháng sinh được lựa chọn điều trị nhiễm khuẩn: penicillin 96.6%, carbapenem 58.5% và quinolon 30.9%. Phối hợp 2 KS được ưu tiên sử dụng (50.2% và 49.1% trước và sau khi có KSĐ), trong đó chủ yếu phối hợp quinolon và betalactam 33.2%. Tỉ lệ KS phù hợp với KSĐ trước và sau khi có kết quả vi sinh 35.8% và 54.3%. Hầu hết phác đồ phù hợp với khuyến cáo điều trị (65.6%). Tình trạng liên quan (thở máy và nhập ICU) làm tăng nguy cơ thất bại điều trị: thở máy (OR = 5.2; 95% CI: 2.07 ÷ 13.07; P < 0.001), nhập ICU (OR = 12.8; 95% CI: 4.61 ÷ 35.54; P < 0.001). Sử dụng kháng sinh nhạy cảm trên 7 ngày giúp giảm nguy cơ điều trị thất bại (OR 0.41; 95% CI: 0.19 ÷ 0.89; P = 0.024). Kết luận: Kháng sinh sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn gram âm đa kháng hầu hết phù hợp với các hướng dẫn điều trị. Thời gian dùng KS và tình trạng liên quan (thở máy và nhập ICU) là các yếu tố liên quan kết quả điều trị.

Đinh Thị Thúy Hà - 2021

User Rating: Be the first one !

Về Trần Thiếu Nga

Check Also

Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất sản phẩm nori từ rong Porphyra thu hoạch ở vùng biển Khánh Hòa

Bài viết tập trung khảo sát, đánh giá giá trị dinh dưỡng và tính an …