Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Bạch Thanh Hải
Và các cộng sự
Cơ quan thực hiện: Vườn Quốc gia Cát Tiên
Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài Công lục trong điều kiện bán hoang dã có kết hợp nuôi nhốt nhằm phục vụ công tác bảo tồn ngoại vi và nội vi tại Vườn quốc gia Cát Tiên.
Mục tiêu cụ thể
Bước đầu xác định đặc điểm, tập tính sinh thái học trong tự nhiên và khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản Công lục trong điều kiện bán hoang dã có kết hợp nuôi nhốt; Xây dựng quy trình kỹ thuật nhân nuôi sinh sản và phát triển loài Công lục; Tạo ra số lượng 10- 20 con giống.
Kết quả nghiên cứu:
- Mật độ quần thể chim Công lục ở VQG Cát Tiên là 3,55 tiếng kêu/ km2 (khoảng tin cậy 95% là 2.91 – 4.33 tiếng kêu/ km2) trong đó mật độ của chim Công lục ở trảng cỏ Núi Tượng, C3 là 3.86 tiếng kêu/ km2 (khoảng tin cậy 95% là 3.05 – 4.89 tiếng kêu/ km2). Kết quả này cho thấy quần thể chim Công lục ở VQG Cát Tiên có thể được xem là quần thể chim Công lục lớn và ổn định nhất của Việt Nam. Sự gia tăng quần thể chim Công lục ở Cát Tiên thể hiện rõ ở khu vực Núi Tượng và C3. Bên cạnh chim Công lục, các loài động vật quan trọng khác trong đó có Bò Tót cũng xuất hiện ở khu vực Núi Tượng thường xuyên hơn. Điều này cho thấy môi trường sống khu vực này ngày càng ổn định và có xu hướng phát triển tốt hơn. Sự phát triển quần thể chim Công lục ở đây không chỉ có ý nghĩa lớn về bảo tồn nhưng cũng có ý nghĩa rất quan trọng khác là góp phần vào sự phát triển bền vững cho VQG thông qua chương trình du lịch sinh thái và giáo dục môi trường của VQG.
|
|
||||||
Hình 1. Chim Công lục trống và chim Công lục mái |
- Sinh cảnh ưa thích của chim Công lục tại VQG Cát Tiên là trảng cỏ và rừng trồng, vùng hoạt động của chim Công lục khá lớn. Khu vực Núi Tượng vùng hoạt động của chim Công lục trống là 43,61 ha, chim ái là 16,50 ha. Còn khu vực C3 vùng hoạt động của chim trống là 53,14 ha, chim mái là 32,82 ha. Gữa các cá thể chim mái trong đàn hoặc khác đàn đều có sự chồng lấn về vùng hoạt động, còn các cá thể chim trống hầu hư không có sự chồng lấn giữa các cáthể trưởng thành. Chim trống có vùng hoạt động lớn chim mái. Chim Công lục thường hiện diện ở những sinh cảnh trảng cỏ trống trải với độ che phủ thấp của tầng thảm thực vật trên 1m và gần các nguồn nước như suối hay các vũng nước còn lại sau mùa mưa. Các sinh cảnh trảng cỏ phù hợp với tập tính sinh thái sinhhọc của chim Công lục như cung cấp nguồn thức ăn, nơi khoe mẽ ghép đôi. Vì vậy chương trình phòng chống cháy tại các trảng cỏ này vừa hạn hế tối thiểu tácđộng của cháy rừng nhưng góp phần tạo sinh cảnh sống thích hợp cho chim Công lục và các loài thú mống guốc khác. Tuy nhiên cần chú ý thời gian tiến hành cải tạo hay cắt băng chống cháy mới nhằm tránh ảnh hưởng đến mùa sinh sản của loài chim Công lục sống tại đây.
|
|||
Hình 2. Chim Công lục kiếm ăn tại khu bán hoang dã |
- Sự hiện diện ngày càng tăng của chim Công lục ở khu vực dân cư bên kia bờ sông là cơ hội rất lý thú để chúng ta tiến hành đánh giá sự tương tác giữa chim Công lục và con người để giúp chúng ta hiểu hơn bản chất sự cùng tồn tại giữa con người với động vật hoang dã trong bối cảnh đa dạng sinh học nói chung đã và đang chịu tác động rất nhiều từ con người. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng giúp chúng ta hiểu hơn về nhu cầu sinh thái của loài chim Công lục để từ đó chúng ta xây dựng các phương án bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nói chung, cho loài chim Công lục nói riêng được tốt hơn trong tương lai.
- Kết quả phân tích nhu cầu về sinh cảnh sống cũng cho thấy, ngoài đặc điểm về độ che phủ của thảm thực vật, nguồn nước cũng là yếu tố môi trường ảnh hưởng đến phân bố của chim Công lục. Kết quả nghiên cứu mật độ và đánh giá nhu cầu về môi trường sống của quần thể chim Công lục tại VQG Cát Tiên sẽ góp phần vào định hướng quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên của Vườn quốc gia nói chung và đối với loài chim Công lục nói riêng nhằm hướng tới phát triển bền vững. Ngoài ra kết quả này cũng góp phần vào đánh giá tính hiệu quả của một số hoạt động bảo tồn đã và đang được triển khai tại Vườn. Nghiên cứu này cũng góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ chương trình giám sát đa dạng sinh học lâu dài của Vườn và chương trình bảo tồn loài chim Công lục của thế giới.
- Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận thấy loài chim Công lục ngoài tự nhiên tại VQG Cát Tiên sử dụng 30 loài thực vật, thuộc 11 họ trong đó họ Cỏ (Poaceae) và họ Cói (Cyperaceae) là chiếm ưu thế. Ngoài ra chim Công lục còn có tập tính săn mồi các loài côn trùng như: sâu, dế, châu chấu, bò cạp,
nhện và một số loài côn trùng khác. Trong môi trường nuôi nhốt kết hợp bán hoang dã chúng tôi phát hiện thêm 25 loại, trong đó: Trái cây chín 05 loại chiếm 20%; cỏ dại 09 loại chiếm 36%; động vật 07 loại chiếm 28%; rau xanh 03 loạinchiếm 12%; cám công nghiệp 01 loại chiếm 4%. - Qua quá trình theo dõi, quan sát ghi chép số liệu từ 06 cá thể chim Công lục (3 trống, 3 mái) đang thuần hóa tại trung tâm Cứu hộ Bảo tồn và Phát triển sinh vật và 04 cá thể (2 trống, 2 mái) được gắn chíp Radio-Tracking tại VQG Cát Tiên trong vòng 12 tháng chúng tôi ghi nhận và mô tả 16 tập tính sinh
thái của chim Công lục ngoài tự nhiên và trong nuôi nhốt bao gồm: Tập tính ăn, uống và vệ sinh; vận động di chuyển; ẩn nấp và nghỉ ngơi; đánh nhau, bảo vệ lãnh thổ; múa, chải chuốt lông và giao phố i; tiếng kêu; tìm chổ đậu và ngủ… - Trong quá trình nghiên cứu, theo dõi chăm sóc các cá thể chim Công lục đang thuần hóa tại trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật – VQG Cát Tiên kết hợp với các chuyến khảo sát, phỏng vấn tại các trại nuôi chim Công lục hợp pháp và bất hợp pháp trên cả nước chúng tôi ghi nhận được có 08 loại bệnh thường xãy ra trong quá trình chăn nuôi loài chim Công lục và cách phòng và điều trị các loại bệnh này. Tuy nhiên vẫn còn một số bệnh có khả năng xảy ra trên chim Công lục như các bệnh cúm gia cầm vẫn chưa thấy ghi nhận. Kết quả nghiên cứu đóng góp rất lớn trong việc kiểm soát bệnh tật ở các trang trại nuôi chim Công lục và các cơ sở, trung tâm Cứu hộ bảo tồn & Phát triển sinh vật trên cả nước.
Hình 3. Thời gian nghỉ ngơi của chim Công lục tại trung tâm |