Hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nấm ở Đồng Nai

Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS Phạm Văn Sáng

Đồng chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS Trần Huy Hoàng

Và các cộng sự

Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thông tin và Thống kê KH – CN tỉnh Đồng Nai

Mục tiêu của nhiệm vụ:

Thu thập thông tin về hiện trạng sản xuất và tiêu thụ nấm ở Đồng Nai, bắt đầu từ khâu sản xuất cho đến người tiêu dùng.

Xác định các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị nấm, lập sơ đồ các kênh tiêu thụ nấm ở Đồng Nai, phân tích vai trò của các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị.

Qua việc phân tích này, những khó khăn và tồn tại ở các bộ phận khác nhau trong chuỗigiá trị cũng được xác định, từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục nhữngtồn tại để phát triển chuỗi giá trị cho nấm ở Đồng Nai.

Kết quả nghiên cứu:

  1. Thực trạng về thị trường nấm và chuỗi giá trị nấm ở Đồng Nai

Việc nghiên cứu và nuôi trồng nấm trên thế giới đang càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm thực thụ. Sản lượng nấm ăn nuôi trồng năm 2013 đạt 35 triệu tấn nấm tươi.

Ở Châu Âu, Bắc Mỹ trồng nấm đã trở thành một ngành công nghiệp lớn được cơ giới hóa toàn bộ nên năng suất và sản lượng rất cao. Các loại nấm được nuôi trồng chủ yếu là nấm mỡ, nấm sò theo quy mô dây chuyền công nghiệp chuyên môn hóa cao độ: Các nhà máy chuyên xử lý nguyên liệu, đã sử dụng robot trong khâu nuôi trồng chăm sóc và thu hái nấm.

Một số điểm khái quát về ngành hàng nấm ở Việt Nam Kể từ năm 1990, ở Việt Nam sản xuất nấm được xem là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao thu hút sự tham gia của nhiều bà con nông dân. Các loài nấm chính được sản xuất tại các trang trại nấm ở miền Nam là nấm Sò và nấm rơm, còn ở miền Bắc bao gồm các loài nấm như nấm hương, nấm tai mèo, nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) – một loài nấm được dùng làm thuốc và nấm Hương (Lentinus edodes). Trong những năm qua, sản xuất nấm hàng năm đạt 150.000 tấn nấm tươi. Các vùng sản xuất nấm chính ở Việt Nam là Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên và Hà Nam (vùng đồng bằng sông Hồng có số lượng lớn nấm Hương), Đồng Tháp, Tây Ninh và Sóc Trăng có quy mô lớn về sản xuất nấm Rơm.Vùng sản xuất nấm Tai Mèo chính là Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Khoảng 60% số lượng nấm được bán cho thị trường trong nước chủ yếu là sản phẩm nấm tươi, 40% còn lại được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài với giá trị hàng năm đạt 40 triệu USD. Các sản phẩm nấm xuất khẩu chủ yếu được đóng hộp và xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ý. Định hướng và chiến lược của Việt Nam đối với ngành hàng nấm đến năm 2010 là tận dụng 10% rơm rạ từ việc sản xuất lúa, mùn cưa từ chế biến gỗ và các bã mía (khoảng 4 triệu tấn nguyên liệu thô) để sản xuất nấm với chỉ tiêu đạt 1 triệu tấn nấm tươi (trong đó 50% cho tiêu thụ trong nước và 50% cho xuất khẩu).

Nghề trồng nấm ở Đồng Nai phát triển mạnh từ những năm 1980, đến nay, toàn tỉnh đã có 26 xã, phường và tổng số hộ trồng nấm trên địa bàn tỉnh khoảng 1.397 hộ chủ yếu trồng tập trung tại Thị xã Long Khánh, huyện Xuân Lộc, Định Quán, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Nhơn Trạch song chủ yếu vẫn là sản xuất ở qui mô trang trại và nông hộ, bình quân mỗi hộ trồng dao động từ 30.000-150.000 bịch/hộ/năm, chiếm 55% số hộ tham gia sản xuất nấm. Các công ty trách nhiệm hữu hạn, cơ sở sản xuất do chú ý đầu tư về công nghệ, thiết bị sàn, trộn, đóng bao và nhà xưởng thông thoáng nên năng suất, chất lượng tốt và ổn định hơn với kết quả thu được đa số các cơ sở đã có thu nhập cao từ sản xuất nấm.

Bảng 1: Số hộ gia đình phát triển nghề trồng nấm ở Đồng Nai

TT Huyện Số xã/ phường có nghề trồng nấm Số        hộ

trồng nấm

Số lao động
1 Thị xã Long Khánh 13 396 2.772
2 Huyện Xuân lộc 1 446 2.230
3 Huyện Định Quán 1 234 2.000
4 Huyện Trảng Bom 4 109 406
5 Huyện Cẩm Mỹ 5 200 1.700
6 Huyện Vĩnh Cửu 1 8 38
7 Thành phố Biên Hòa 1 4 10
  Tổng số 26 1.397 9.096
  1. Phân tích chuỗi giá trị nấm ở Đồng Nai

2.1 Xác định chuỗi giá trị sản phẩm nấm ở Đồng Nai

Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu (Linh Chi, ….) của Việt Nam là trên 150.000 triệu tấn/ năm. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu USD/năm. Dù đứng thứ 3 về xuất khẩu nấm nhưng sản xuất nấm ở nước ta vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và phải bán qua khâu trung gian.

 
Hình 1. Lý do chọn giống nấm

+ Các khâu trong chuỗi giá trị nấm Đồng Nai

– Người nông dân trồng nấm

– Canh tác

– Thu hoạch và tiêu thụ

– lao động

– Khó khăn và nhu cầu hỗ trợ

– Cơ sở chế biến nấm thành phẩm

– Người tiêu dùng

– Các cơ quan quản lý, hỗ trợ

2.2 Vai trò của mỗi tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm nấm

Các tác nhân trong chuỗi giá trị đều có những vai trò khác nhau mà thiếu nó, chuỗi giá trị không thể vận hành bình thường. Nếu xác định được tác nhân có ảnh hưởng nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất thì quá trình nâng cấp, hoàn thiện chuỗi giá trị có thể được thực hiện dễ dàng hơn thông qua các tác nhân này.

Hình 2. Bản đồ chuỗi gia trị sản phẩm nấm ở Đồng Nai

2.3 Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm nấm

Hình 3. Các khâu của chuỗi giá trị

Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu. Chẳng hạn như liên kết giữa các hộ nông dân (nhỏ với nhỏ, nhỏ với lớn, lớn với lớn), liên kết giữa các thương lái…

Hiện nay, đơn vị cung cấp nguyên liệu đầu vào: Hiện nay vẫn chưa có một sự thống nhất về quy cách, quy chuẩn chất lượng giữa các đơn vị cung cấp nguyên liệu đầu vào trong chuỗi, người nông dân và các doanh nghiệp nuôi trồng vẫn lấy từ các nguồn nguyên liệu khác nhau, do đó về chất lượng và quy cách các sản phẩm đầu vào, do đó chất lượng sản phẩm đầu ra cũng không thể kiểm soát được. Do đó, cần có một sự liên kết và thống nhất giữa các đơn vị cung cấp, thậm chí cần phải có một tổ chức đứng ra quy chuẩn hóa các sản phẩm cũng như chất lượng các yếu tố đầu vào.

Ở phía bà con nông dân, hiện nay vẫn chưa có sự liên kết hợp tác với nhau thànhhợp tác để cùng sản xuất nấm, nếu làm được điều này sẽ giúp tổ chức mua vật tư đầu vào với giá thấp hơn, vận chuyển rẻ hơn, có thể hợp đồng với các công ty chế biến, xuất khẩu lớn đảm bảo tư cách pháp nhân.

Các doanh nghiệp sản xuất nấm cũng chưa thể liên kết với nhau để hợp tác với các vùng nguyên liệu làm nấm, giúp giảm chi phí vận chuyển, dễ quản lý chất lượng. Giúp nghề nấm phát triển hơn. Do đó các liên kết ngan hiện nay trong chuỗi là rất lỏng lẻo thậm chí chưa tồn tại, dẫn đến tình trạng sản xuất, kinh doanh manh mùng và thiếu hiệu quả.

Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau của chuỗi giá trị. Ví dụ liên kết nông dân, thương lái, nhà xuất khẩu.

Hiện nay sự liên kết dọc giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị còn khá lỏng lẻo, và còn rất nhiều hạn chế, chủ yếu là theo hướng quen biết, mối lái lâu năm. Bên cạnh đó, chuỗi giá trị thông qua quá nhiều khâu trung gian dẫn đến giá thành đội lên rất nhiều khi đến tay người tiêu dùng. Chính vì thế, cần có những giải pháp thiết thực nhằm tăng cường sự liên kết dọc cũng như gia tăng giá trị trong từng khâu của chuỗi nhờ vào việc giảm bớt các chi phí trung gian.

Cụ thể, doanh nghiệp thu mua tiêu thụ trong nước, xuất khẩu có thể liên kết trực tiếp với hợp tác xã của vùng trồng nấm giúp: giảm chi phí chuỗi, tránh tình trạng ép giá bà con, giúp quản chất lượng nấm và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra cơ các cơ quản quản lý, khuyến nông có thể liên kết với các hợp tác xã giúp phổ biến kỹ thuật chăm sóc, nuôi trồng . giúp nấm đạt chất lượng và sản lượng cao hơn.

  1. Định hướng hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nấm ở Đồng Nai

3.1 Cơ hội và định hướng phát triển nghề nấm

+ Cơ hội

Sau nỗ lực phát triển kinh tế đất nước, sản xuất ra nhiều lương thực, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 Thế Giới thì đặt ra vấn đề cần giải quyết đó là phụ phẩm nông nghiệp. Hiện nay chính phủ bắt đầu quay trở lại đầu tư để giải quyết 2 vấn đề đó là môi trường và gia tăng giá trị, do vậy ngành nấm có nhiều cơ hội phát triển.

Việt Nam đã ký công ước về bảo vệ môi trường, chính phủ cần quan tâm đến việc giải quyết phế thải nông nghiệp và đầu tư cho ngành nấm là 1 lựa chọn hợp lý.

Trung ương đã giao cho 1 Phó thủ tưởng làm Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phát triển nấm.

Đang trình chính phủ đào tạo cán bộ ngành nấm (300 – 500 cán bộ), tăng cường đầu tư nguồn lực hỗ trợ cho sản xuất nấm tại Việt Nam.

+ Định hướng phát triển:

Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực

– Tranh thủ nguồn lực của các nước, sự hỗ trợ từ bên ngoài

– Trao đổi nguồn giống

– Quy hoạch vùng sản xuất

– Có cơ chế chính sách hỗ trợ cho người sản xuất nấm

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm Nấm ở Đồng Nai

Các giải pháp đề ra nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị nấm, bao gồm:

– Nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của nấm

– Giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm

– Nâng cao giá trị, thương hiệu, độ phủ thị trường của sản phẩm nấm ở Đồng Nai.

– Đẩy mạnh phát triển các liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi.

Về Trần Thiếu Nga

Check Also

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vật nuôi

Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật là …