Nhập siêu ở Đồng Nai – Thực trạng và Giải pháp

Chủ nhiệm nhiệm vụ: GS.TS. Võ Thanh Thu

và các công sự

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu hệ thống các giải pháp giảm nhập siêu trong hoạt động thương mại Quốc tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Với các mục tiêu cụ thể:

+ Nghiên cứu thực trạng XK; NK hai mảng của cán cân thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tìm kiếm nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (“Nhập  siêu”).

+ Nghiên cứu tình hình sử dụng nguyên liệu NK của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh và mối liên hệ với phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

+ Nghiên cứu thu hút FDI và tác động nó đến hiện tượng “Nhập siêu” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

+ Đề xuất hệ thống giảm nhập siêu, tiến tối xuất siêu để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Kết quả nghiên cứu:

  1. Nhập siêu và tác động của nhập siêu đối với phát triển kinh tế

Hình 1. Biểu đồ 10 tỉnh thành nhập siêu năm 2013

Nhập siêu là hiện tượng kinh tế cán cân thương mại có hiện tượng chênh lệch âm giữa trị giá xuất khẩu và nhập khẩu. Nhập siêu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, nhiều nhà khoa học lớn của thế giới đã từ lâu nghiên cứu hiện tượng kinh tế này như Adam Smith, John Keynes, …nghiên cứu nguyên nhân khách quan và chủ quan và đưa ra các giải pháp khuyến các Chính phủ các nước nên áp dụng: Các biện pháp thuế quan, phi thuế quan; Các công cụ tài chính: Lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất; Cơ chế tín dụng. Ngày nay khi toàn cầu hóa gia tăng, các hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký ngày càng nhiều, chính phủ của các nước áp dụng các biện pháp tinh vi hơn để một mặt bảo hộ sản xuất trong nước, mặt khác tạo ra các công cụ hữu hiệu để giảm nhập siêu, tạo cán cân thương mại có lợi cho Quốc gia mà không vi phạm các Hiệp định thương mại quốc tế, đó là các biện pháp: Phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp XK, biện pháp tự vệ); Các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp thu hút đầu tư FDI …

Nền kinh tế Việt Nam sau gần 3 thập niên nhập siêu lớn của khu vực, nhưng trong 2 năm gần đây: 2012-2013 có hiện tượng xuất siêu. Nghiên cứu nguyên nhân khách quan và chủ quan khắc phục tình trạng nhập siêu của Việt Nam đặc biệt nghiên cứu kinh nghiệm của 3 tỉnh: Bắc Ninh, Đà Nẵng và tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) rút ra nhiều bài học quý báu cho việc xây dựng các biện pháp giảm nhập siêu cho tỉnh Đồng Nai.

  1. Nhập siêu trong hoạt động thương mại quốc tế ở Đồng Nai – Thực trạng và nguyên nhân

Trong 2 năm 2012-2013 và 5 tháng đầu năm 2014,cả nước sau gần 25 năm nhập siêu lớn đã sang tình trạng xuất siêu, nhưng Đồng Nai vẫn trong tình trạng nhập siêu, tuy mức độ có giảm. Nhập siêu của Đồng Nai chủ yếu do khu vực kinh tế FDI gây ra, đây là khu vực kinh tế chủ yếu của tỉnh. Trong chương 2 nhóm đề tài đã phân tích sâu sắc tìnhhình XK, NK của tỉnh, đó là hai mảng của cán cân thương mại,   khám phá tại sao trị giá XK lại thấp hơn trị giá nhập khẩu ? Các nghiệp XK gặp khó khăn nào cản trở hoạt động
kinh doanh XK của họ; Đồng thời cũng phân tích mảng nhập khẩu để phát hiện mặt hàng nào nhập nhiều? Tại sao nhập nhiều?

Hình 2. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 của 19 tỉnh thành

Để đánh giá thực trạng cán cân thương mại của Đồng Nai nhóm nghiên cứu đã hợp tác chặt chẽ với Cục Hải quan của tỉnh để lấy số liệu thứ cấp, đồng thời nhóm đề tài đã phát phiếu khảo sát 152 doanh nghiệp XNK trên địa bàn tỉnh để thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứuhiện tượng nhập siêu trên địa bàn tỉnh . Các kết luận về thực trạng nhập siêu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mang tính thực tiễn và khách quan.

Nhóm đề tài cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nhập siêutrên địa bàn tỉnh Đồng Nai, ngoài nhân tố vĩ mô: rào cản thương mại thuế quan và phithuế quan ở Việt Nam giảm dần cùng với quá  trình Hội nhập, chúng ta chưa sử dụng tốt các công cụ bảo vệ thị trường nội địa mà WTO cho phép như biện pháp phòng vệ thương mại: chống bán phá giá, chống trợ cấp XK, biện pháp tự vệ; Các biện pháp kỹ thuật cũng chưa được sử dụng tốt để giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Trong chương 2 này nhóm   đề tài cũng phân tích 3 vấn đề quan trọng tác động đến hiện tượng nhập siêu ở Đồng Nai đó là: Hoạt động XK trên địa bàn tỉnh; vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ tạo nguồn nguyên liệu thay thế hàng NK và vấn đề thu hút FDI.Ở 3 vấn đề này chúng tôi cũng phân tích và tổng kết các thành công và những hạn chế yếu kém để khắc phục

  1. Những giải pháp nhập siêu để nâng cao hiệu quả và phát triển kinh tế Đồng Nai.

Từ kết quả nghiên cứu của những phần trên, đánh giá thực trạng nhập siêu và các nhân tố tác động nhóm nghiên cứu đề xuất 3 nhóm giải pháp mang tính chiến lược để khắc phục tình trạng nhập siêu ở Đồng Nai: Nhóm giải pháp đẩy mạnh XK tạo ra tổng kim ngạch XK lớn hơn tổng kim ngạch nhập khẩu; Nhóm giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ; Nhómgiải pháp ngâng cao hiệu quả thu hút và quản lý hoạt động đầu  tư FDI. Trong mỗi nhóm giải pháp chúng tôi đề xuất các giải pháp cụ thể: nêu rõ cách thức thực hiện, địa chỉ ápdụng giải pháp. Nhóm nghiên cứu kỳ vọng thực hiện  tốt các giải pháp đề xuất không những giúp khắc phục tình trạng nhập siêu,mà còn mang lại tiềm năng phát triển bền vững cho Đồng Nai

Hình 3. Các biện pháp kiểm soát chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI

Về Trần Thiếu Nga

Check Also

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vật nuôi

Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật là …