Xây dựng và triển khai dạy học nội dung giáo dục địa phương trong hệ thống trường học tỉnh Đồng Nai

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Lê Minh Hoàng

và các công sự

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai

Mục tiêu của dự án

+ Mục tiêu chung:

Nhằm giáo dục học sinh có hiểu biết về tình hình phát triển kinh tế – xã hội và đặc điểm văn hóa, lịch sử nơi các em đang sinh sống. Trên cơ sở đó giáo dục tình yêu quê hương, ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương. Tạo phong trào nghiên cứu, học tập, nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương; khuyến khích việc tìm hiểu, học tập, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; Phát huy ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, qua đó giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam theo quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta đó là “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”.

+ Mục tiêu cụ thể của dự án

– Thực hiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung giáo dục địa phương.

– Làm cho người học hiểu biết hơn về đất nước, con người Đồng Nai, nâng cao lòng tự hào và bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước góp phần giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách học sinh.

– Tạo phong trào nghiên cứu, học tập, nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương; khuyến khích việc tìm hiểu, học tập, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

– Phát huy ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, qua đó giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam theo quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta đó là “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”.

Kết quả nghiên cứu:

  1. Căn cứ lý luận và thực tiễn về giảng dạy nội dung giáo dục địa phương

Việc thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được Sở GD&ĐT Đồng Nai triển khai từ năm 2008. Sở GD&ĐT Đồng Nai đã soạn thảo một số phần mềm về kiến thức văn hóa lịch sử của địa phương đưa vào chương trình giảng dạy ở các cấp học và đã thu được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, do không có tài liệu, không có định hướng chung, chưa có sự thống nhất nên mỗi giáo viên, mỗi trường và mỗi địa phương trong tỉnh dạy theo một cách, tùy thuộc vào khả năng của từng giáo viên và các tài liệu mà họ sưu tầm được; việc thực hiện chưa đều, thiếu kiểm tra, đôn đốc nên hiệu quả chưa cao. Một bộ phận học sinh còn xem nhẹ các môn khoa học xã hội, trong đó kiến thức  địa phương càng ít được quan tâm. Thực trạng này khiến cho chất lượng giáo dục toàn diện bị hạn chế, nhất là chất lượng giáo dục đạo đức, truyền thống, lịch sử, văn hóa của các địa phương tỉnh Đồng Nai.

  1. Kết quả triển khai Dự án tại huyện Long Thành
  2. 1. Tổ chức khảo sát phục vụ dự án “Xây dựng và triển khai dạy học nội dung giáo dục địa phương trong hệ thống trường học tại huyện Long Thành”(lần 01)

– Nhằm thu thập được những thông tin, ý kiến phản hồi mang tính khách quan về việc học tập, giảng dạy nội dung giáo dục địa phương, để có những giải pháp phù hợp, hiệu quả đối với công tác giáo dục địa phương, góp phần trong việc triển khai dự án “Triển khai dạy học nội dung giáo dục địa phương trong hệ thống trường học tỉnh Đồng Nai”.

– Giúp cho Ban Chủ nhiệm dự án có được những thông tin khách quan làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá đúng tình hình phục vụ cho việc biên soạn tài liệu của dự án, đồng thời đề ra những giải pháp phù hợp, có hiệu quả đối với công tác giáo dục địa phương, nhằm góp phần trong việc triển khai dự án “Triển khai dạy học nội dung giáo dục địa phương trong hệ thống trường học tỉnh Đồng Nai”.

Cuộc điều tra được tiến hành tại 34 trường thuộc phòng giáo dục huyện Long Thành; 4 trường THPT (Long Thành, Bình Sơn, Long Phước, Nguyễn Đình Chiểu).

Phân tích một số nội dung trọng tâm của phiếu khảo sát đối tượng học sinh, kết quả cho thấy:

 Về mức độ cần thiết đối với việc học nội dung giáo dục địa phương: Mức độ  không cần thiết thấp nhất có tỷ lệ 0.6%; mức độ rất cần thiết có tỷ lệ là 40.0%; mức độ cần thiết có tỷ lệ cao nhất là 69.4%.

Về việc có được học các môn học thuộc nội dung giáo dục địa phương? Có 79 % học sinh trả lời có (cao nhất) và thấp nhất có 66,8% học sinh trả lời chưa.

Đánh giá về mức độ phù hợp/hữu ích của các bài học về giáo dục địa phương, mức độ chưa phù hợp/chưa hữu ích có tỷ lệ cao nhất là 5.6%; mức độ khá phù hợp/hữu ích có tỷ lệ cao nhất là 75.0%; mức độ rất phù hợp/rất hữu ích có tỷ lệ cao nhất là 43.8%.

Về những mong muốn, kiến nghị của các em trong việc triển khai học nội dung giáo dục địa phương trong thời gian tới? nhiều ý kiến của học sinh mong muốn các thầy, cô phụ trách dạy các môn giáo dục địa phương cho các em đi tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, hoạt động về nguồn; có sách, tài liệu về những môn học giáo dục địa phương để các em học và tham khảo; được tìm hiểu về di tích lịch sử, văn hóa, hoạt động về nguồn… thông qua kênh thông tin đại chúng.

Phân tích một số nội dung trọng tâm của phiếu khảo sát đối tượng giáo viên, kết quả cho thấy:

Về việc dạy học nội dung giáo dục địa phương cho các em học sinh hiện nay có cần thiết không? mức độ không cần thiết là 0%, mức độ cần thiết có tỷ lệ cao nhất là 69.2%, mức độ rất cần thiết là 91.4%.

Về tài liệu dạy nội dung giáo dục địa phương quý Thầy, Cô đang sử dụng có từ đâu? tự chuẩn bị chiếm tỷ lệ cao nhất là 96.2%, thấp nhất là 3.8% (phòng giáo dục cung cấp).

Về việc tham dự các lớp tập huấn về giảng dạy kiến thức địa phương? Có 100% giáo viên được hỏi đều chưa được tham dự các lớp tập huấn về giảng dạy kiến thức địa phương.

Về những khó khăn trong thực hiện giảng dạy nội dung giáo dục địa phương? Ý kiến của nhiều giáo viên cho rằng: Đa số giáo viên được chuyển từ nơi khác về nên chưa nắm hết được giá trị lịch sử văn hóa của Đồng Nai, cần có đủ tài liêu và cho giáo viên đi tập huấn để nâng cao hiệu quả giảng dạy; tài liệu, tranh ảnh, phim tư liệu về các di sản văn hóa của địa phương còn thiếu gây khó khăn trong việc giảng dạy; giáo viên chưa được tập huấn về việc giảng dạy nội dung giáo dục địa phương…

Thực hiên sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2008 -2009, giáo dục địa phương là phần học bắt buộc, các trường học phổ thông trên địa bàn huyện Long Thành đã triển khai thực hiện và đã đạt được kết quả ban đầu; nhiều giáo viên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để giảng dạy và tổ chức cho học sinh tham quan học tập ngoại khoá các công trình văn hoá lịch sử của địa phương; đa số học sinh đã nhật biết được sự cần thiết phải học giáo dục địa phương, không ít học sinh phấn khởi thích thú với bài học, yêu quê hương và gắn bó với địa phương hơn.

Tuy nhiên việc thực hiện giữa các đơn vị trường học phổ thông trên địa bàn huyện Long Thành chưa thật đều, có nơi làm tương đối tốt, có nơi làm mang tính chất đối phó, thậm chí có trường không thực hiện dạy phần kiến thức này. Một số trường lấy tiết học giáo dục địa phương để giảng dạy các nội dung khác của bộ môn. Nội dung dạy học chưa được biên soạn một cách hệ thống, nhất quán, các điều kiện để thực hiện tiết dạy còn gặp khó khăn, giáo viên chưa được tập huấn, bồi dưỡng.

2.2. Thực hiện biên tập tài liệu giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy và sách tham khảo 

Nằm trong nội dung dự án“Xây dựng và triển khai dạy học nội dung giáo dục địa phương trong hệ thống trường học tỉnh Đồng Nai”, Ban chủ nhiệm dự án xây dựng kế hoạch biên tập tài liệu giáo khoa, tài liệu giáo viên và sách tham khảo của dự án.

Trên cơ sở tiếp nhận những sản phẩm từ đề tài “Nghiên cứu, tuyển chọn, xây dựng hệ thống các giá trị văn hóa, lịch sử trên địa bàn đưa vào giảng dạy trong các trường học tỉnh Đồng Nai”; dự án tiếp tục nghiên cứu, biên tập thành  tài liệu giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy dùng cho học sinh và giáo viên các khối lớp ở trường phổ thông theo qui định chương trình của Bộ Giáo dục Đào tạo; tài liệu tham khảo dùng trong Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.

2.3. Tổ chức hội thảo đánh giá các tài liệu đã biên tập

–  Bậc Tiểu học

+ Môn Đạo đức: 15 tiết

Nội dung: Là những câu chuyện dân gian, chuyện cổ tích, thần thọai vùng đất Đồng Nai nói về tình yêu quê hương đất nước, tình người, tính nhân bản, nghĩa tình của người Đồng Nai, tình yêu quê hương xứ sở, những anh hùng, liệt sĩ đất Đồng Nai.

+ Môn Lịch sử và Địa lí: 4 tiết.

Nội dung: Nói về danh nhân, danh thắng, địa giới, các dân tộc, đơn vị hành chính tỉnh Đồng Nai một cách tóm lược.

Hình 1. Lược đồ tự nhiên tỉnh Đồng Nai (được sử dụng trong môn Địa lý)

+ Môn Nghệ thuật: 7 tiết

Là những bài ca dao, đồng dao, dân ca của vùng Đồng Nai.

–  Bậc THCS:

+ Môn Ngữ văn: 27 tiết (10 tiết Văn học, 12 tiết Tiếng Việt, 5 tiết tập làm văn)          

– Văn học (10 tiết): Nội dung là ca dao, dân ca, văn học dân gian, văn học viết Đồng Nai của các tác giả người Đồng Nai họăc tác phẩm viết về Đồng Nai (Bài học cụ thể có trong tài liệu do Dự án cung cấp).

– Tiếng Việt (12 tiết): Phương ngữ vùng đất Đồng Nai. Phân biệt phụ âm cuối, phụ âm đầu trong cách viết, cách nói

– Tập làm văn (5 tiết): Một số bài làm phân tích tác phẩm văn học Đồng Nai.

+ Môn Lịch sử: 7 tiết.

Nội dung: Qúa trình hình thành vùng đất Đồng Nai; quá trình đấu tranh, phát triển của vùng đất. Một số nhân vật lịch sử Đồng Nai; Đồng Nai hiện tại.

+ Môn Âm nhạc: 1 tiết

Giới thiệu đờn ca tài tử Nam Bộ, hoặc ca khúc về Đồng Nai.

–  Bậc THPT:

+ Môn Lịch sử: 8 tiết

Nội dung: Thành lập chi bộ đầu tiên ở Đồng Nai, lich sử trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; gương một số anh hung liệt sĩ tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai. (Bài học cụ thể có trong tài liệu do Dự án cung cấp).

+ Môn Địa lý: 6 tiết. Nội dung: Địa lí kinh tế Đồng Nai.

Trong quá trình thực hiện, Ban Chủ nhiêm Dự án thường xuyên kiểm tra, theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện việc biên tập các tài liệu, kịp thời chỉ đạo giải quyết những khó khăn phát sinh trong thực tế. Đến tháng 9/2013 việc biên tập các tài liệu đã được các tổ, nhóm và cá nhân hoàn thành.

  2.4. Tổ chức thực hiện thí điểm tại huyện Long Thành 

Ban Chủ nhiện Dự án đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán giảng dạy nội dung giáo dục địa phương của 34 trường học thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Long Thành và 4 trường PTTH (Long Thành, Bình Sơn, Long Phước, Nguyễn Đình Chiểu).

Hình 2 -3. Hình ảnh minh họa được sử dụng trong môn đạo đức

 

Bậc Tiểu học: có 21 trường, 01 trường có 6 cán bộ, giáo viên tham gia (Hiệu phó phụ trách chuyên môn và 05 giáo viên đại diện cho 05 khối lớp), tổng số có 126 cán bộ, giáo viên Tiểu học được tập huấn.

Bậc THCS: có 13 trường; 01 trường có 4 cán bộ, giáo viên tham gia (Hiệu phó phụ trách chuyên môn và 03 giáo viên đại diện cho môn văn, môn sử, môn địa) tổng số có 52 cán bộ, giáo viên THCS được tập huấn.

Bậc THPT: có 4 trường với 52 cán bộ, giáo viên (mỗi trường gồm 1 Hiệu phó chuyên môn, 2 tổ trưởng (môn sử; môn địa) và 10 giáo viên dạy môn sử; môn địa  

Sau khi triển khai bồi dưỡng cho cán bộ và giáo viên cốt cán, thực hiện hướng dẫn của Ban Chủ nhiệm Dự án, Ban giám hiệu 34 trường học thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Long Thành, 4 trường THPT (Long Thành, Bình Sơn, Long Phước, Nguyễn Đình Chiểu) trên địa bàn huyện Long Thành đã tổ chức cho các tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên đề về chương trình giáo dục địa phương. Trên cơ sở tiếp thu những nội dung cụ thể chương trình giáo dục địa phương, giáo viên cốt cán của các trường tham gia lớp tập huấn đã hướng dẫn cho giáo viên dạy các môn học cụ thể chương trình giáo dục địa phương, hướng dẫn cho giáo viên địa chỉ truy cập, cách khai thác và sử dụng các tài liệu tham khảo; tập trung thảo luận về phương pháp giảng dạy nội dung giáo dục địa phương.

Kết quả khảo sát nhanh đối tượng là học sinh cho thấy:

– Tính theo tỷ lệ cao nhất của học sinh các cấp; có 100% học sinh Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn huyện Long Thành được học các môn học thuộc nội dung giáo dục địa phương (trước khi triển khai Dự án tỷ lệ này cao nhất là 79 %)

– Tính theo tỷ lệ cao nhất của học sinh các cấp, về các môn học thuộc nội dung học giáo dục địa phương được học sinh yêu thích, cao nhất là môn Lịch sử với 46%, thấp nhất là môn Tiếng Việt (Tiểu học) là 01% (trước khi triển khai Dự án tỷ lệ cao nhất là môn Âm nhạc 33.3%, thấp nhất là môn Giáo dục công dân 11.1%).

– Số lượng tiết học về nội dung giáo dục địa phương, đa số ý kiến của học sinh cho là vừa phải, tỷ lệ 74.0%; ý kiến cho là quá ít có tỷ lệ, 16.7%; ý kiến cho là còn nhiều chỉ có 8.3% (tính theo tỷ lệ cao nhất của học sinh các cấp)

– Đánh giá về mức độ phù hợp/hữu ích của các bài học về giáo dục địa phương? Về mức độ chưa phù hợp/chưa hữu ích có tỷ lệ 5.6%; Về mức độ khá phù hợp/hữu ích có tỷ lệ 75.0%; Về mức độ rất phù hợp/rất hữu ích có tỷ lệ 43.8% (tính theo tỷ lệ cao nhất của học sinh các cấp).

Kết quả khảo sát nhanh đối tượng là giáo viên cho thấy:

   – Về số tiết học được phân bổ trong chương trình các môn học nội dung giáo dục địa phương ở các cấp học hiện nay là ? Có 86% giáo viên cho là vừa phải; 31% cho là còn ít và 13% cho là nhiều (tính theo tỷ lệ cao nhất của giáo viên các cấp học).

– Đánh giá về mức độ phù hợp của tài liệu dạy nội dung giáo dục địa phương; có 100% giáo viên cho là phù hợp và 21% giáo viên cho là chưa phù hợp (tính theo tỷ lệ cao nhất của giáo viên các cấp học).

Về Trần Thiếu Nga

Check Also

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vật nuôi

Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật là …