ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ CỦA SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ LONG PHƯỚC, HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Nguyễn Huy Bích
và các cộng sự
Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Nông Lâm TP HCM
Mục tiêu của đề tài:
– Tạo ra một mô hình cơ giới hóa cây lúa toàn bộ từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch, trong đó có sử dụng một số máy móc thiết bị hiện đại, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cho cây lúa tại huyện Long Thành, đồng thời giảm việc sử dụng lao động thủ công. Tập trung ruộng đất thành các lô thửa lớn hơn tạo tiền đề cho sản xuất lớn.
– Nghiên cứu quy trình canh tác cây lúa tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai nhằm đánh giá và đề ra quy trình canh tác theo hướng cơ giới hóa toàn bộ từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch.
– Sử dụng các thiết bị sẵn có tại địa phương kết hợp thuê mướn hoặc đầu tư mới (có cải tạo cho phù hợp) để trình diễn, thử nghiệm và chuyển giao trên diện tích 5 ha tại địa bàn xã Long Phước nhằm đánh giá khả năng và chất lượng làm việc của các máy móc thiết bị đó.
– Xây dựng một mô hình mẫu ứng dụng cơ giới hóa toàn bộ từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch theo hướng hiện đại hóa trên diện tích đất canh tác 5 ha trong 2 mùa vụ liên tiếp.
– Thu thập và xử lí số liệu để đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội do mô hình đem lại
– Tăng năng suất 5 – 7% so với qui trình canh tác đang áp dụng của địa phương
Kết quả nghiên cứu:
1. Điều tra về hiện trạng đất đai, thổ nhưỡng, tình hình kinh tế xã hội của xã Long Phước huyện Long Thành
Hiện trạng đất đai
Diện tích đất tự nhiên: 4060,18 ha, trong đó:
– Lâm nghiệp: 690,50 ha
– Mặt nước nuôi trồng thủy sản: 168ha
– Đất nông nghiệp: 2479,49 ha.
Cây trồng chủ yếu là lúa, bắp, rau, đậu các loại…
Giống lúa chính: VD20, OM4900, OM7347
Hiện trạng thổ nhưỡng : Đất tại vùng Long Phước là đất phù sa sét nặng, tầng đất canh tác dày 25 – 45cm. Nền đất yếu, dễ lún khi ẩm độ cao.
Hiện trạng về vấn đề thủy lợi: Đã có kênh mương thủy lợi chính, tuy nhiên các kênh mương nhỏ nội đồng thì chưa có qui hoạch cụ thể.
Độ bằng phẳng mặt đồng :
Chênh lệch lớn nhất lên đến 38,7 cm trên diện tích tổng khảo sát gần 5 ha. Đây là nguyên nhân mà các lô thửa phải phân nhỏ ra để giữ nước. Diện tích mỗi lô không quá 0,5 ha
2. Khảo sát qui trình canh tác cây lúa tại xã Long Phước
2.1. Phương pháp làm đất:
Hiện trạng đất tại Long Phước là đất sét nặng nên các máy làm đất được sử dụng tại đây là máy phay liên hợp với máy kéo cỡ nhỏ có công suất 20-24 HP, tỉ lệ áp dụng là 65 %. Trên một số thửa ruộng người dân tự sử dụng máy kéo 2 bánh để làm đất, tỉ lệ áp dụng là 35 %.
2.2. Phương pháp gieo trồng: 100% là sử dụng xạ thủ công, do điều kiện máy móc, đất đai và kênh mương nội đồng nên các hộ dân phải xạ lúa bằng thủ công. Sau khi xạ 10-15 ngày thì tiến hành cấy dặm.
2.3. Phương pháp chăm sóc:
Công việc chăm sóc lúa được thực hiện 100% bằng máy phun thuốc đeo vai. Các công cụ phục vụ khâu cấy dặm chủ yếu là thô sơ, không có sự hỗ trợ của máy móc.
2.4 Phương pháp thu hoạch:
Hiện trạng khi điều tra, các máy thu hoạch Kubota DC 60, DC 70 chiếm gần như tuyệt đối trừ các thửa ruộng không thể thu hoạch bằng máy thì người dân tự thu hoạch bằng thủ công.
2.5 Yêu cầu kĩ thuật canh tác cây lúa cho địa bàn xã Long Phước:
– Thời vụ: tại Long Thành thì thời vụ trồng lúa được xác định cụ thể hàng năm như sau:
Vụ Đông Xuân: bắt đầu gieo xạ vào đầu tháng 11 âm lịch, kết thúc sau 3 tháng.
Vụ mùa: bắt đầu gieo xạ vào cuối tháng 6, hoặc đầu tháng 7 âm lịch.
– Qui trình canh tác hiện nay tại Long Phước:
+ Làm đất: Máy phay liên hợp với máy kéo Kubota 2200 (22HP) để phay đất lần 1, kết hợp phay đất lần 2. Phay lần 3 với liên hợp máy kéo 2 bánh Vikyno RV125 (12,5HP) và máy phay. Đơn giá tổng cho việc làm đất là 3 triệu/ha
3. Kết quả san phẳng đồng ruộng điều khiển bằng tia laser
Lô đất thí nghiệm có tổng cộng 17 lô nhỏ trước khi san, diện tích lô lớn nhất chưa tới 0,5 ha. Sau khi san còn lại 3 lô với diện tích từ 1.3 – 1.4 ha/lô. Chênh lệch cao độ sau khi san đạt ± 3 cm.
4. Ứng dụng mẫu máy làm đất phù hợp với quy trình canh tác
– Độ sâu xới đất : 10cm.
Chi phí nhiên liệu : 12,5 lít/ha
– Bề rộng làm việc liên hợp máy làm đất : 1,06 m
– Vận tốc tiến của liên hợp máy: 2.54 km/h
– Năng suất thực tế của liên hợp máy: 0.23 ha/h
– Hệ số sử dụng thời gian: 84%
5. Kết quả thiết kế thí nghiệm và thu thập số liệu khâu gieo trồng
Kết quả khảo nghiệm máy xạ hàng :
– Bề rộng làm việc đạt 4,3 m.
– Năng suất của LHM đạt 0,4 ha/h
– Lượng gieo : 123 kg/ha (có thể điều chỉnh được).
– Nhân công phục vụ : 1,56 công/ha.
– Chi phí nhiên liệu : 4,3 lít/ha.
Kết quả khảo nghiệm máy phun đeo vai:
– Bề rộng làm việc: 13.5 m.
– Năng suất của LHM đạt: 1,6 ha/h
– Lượng gieo : 110 kg/ha (có thể điều chỉnh được).
– Nhân công phục vụ: 0,2công/ha.
– Chi phí nhiên liệu: 1,5 lít/ha
– Hệ số sử dụng thời gian: 86%
6. Kết quả thiết kế thí nghiệm và thu thập số liệu khâu chăm sóc
Kết quả thí nghiệm máy phun thuốc BRLV 20m:
– Bề rộng làm việc: 20 m.
Năng suất của LHM đạt: 2,2 ha/h
– Lượng phun: điều chỉnh được theo yêu cầu
– Nhân công phục vụ: 0,4công/ha.
– Chi phí nhiên liệu: 4,5 lít/ha
– Hệ số sử dụng thời gian: 66%
7. Kết quả thiết kế thí nghiệm và thu thập số liệu khâu thu hoạch vụ
Máy thu hoạch Kubota DC70:
– Bề rộng làm việc: 1,76 m.
– Năng suất : 0,54ha/h
– Tỉ lệ tổn thất: 3,4%
– Nhân công phục vụ: 0,46 công/ha.
– Chi phí nhiên liệu: 17 lít/ha
– Hệ số sử dụng thời gian : 83%
8. Kết quả thiết kế thí nghiệm và thu thập số liệu khâu làm đất trên ruộng đối chứng
– Độ sâu xới đất : 9,2 cm.
– Chi phí nhiên liệu : 16 lít/ha
– Bề rộng làm việc liên hợp máy làm đất : 1,05 m
– Vận tốc tiến của liên hợp máy: 2,38 km/h
– Năng suất thực tế của liên hợp máy: 0,19 ha/h
– Hệ số sử dụng thời gian: 75%
9. Kết quả thiết kế thí nghiệm và thu thập số liệu khâu gieo trồng trên ruộng đối chứng
Việc gieo trồng trên ruộng đối chứng đực thực hiện hoàn toàn bằng thủ công nên chúng tôi chỉ xác định được lượng gieo và thời gian gieo, từ đó tính ra năng suất.
– Lượng gieo: 187kg/ha
– Năng suất 0,93 ha/h.
Năng suất thực tế tính theo ngày: 2,8 – 3,5 ha/ngày.
10. Kết quả thiết kế thí nghiệm và thu thập số liệu khâu chăm sóc vụ trên ruộng đối chứng
– Lượng phun: Tùy theo yêu cầu
– BRLV: 3,5 m
– Năng suất: 0,3 ha/h
– Nhân công phục vụ: 0,3 công/ha
– Chi phí nhiên liệu: 1,4 lít/ha.
11. Kết quả thiết kế thí nghiệm và thu thập số liệu khâu thu hoạch trên ruộng đối chứng
Máy thu hoạch Kubota DC70:
– Bề rộng làm việc: 1,73 m.
– Năng suất : 0,47 ha/h
– Tỉ lệ tổn thất: 3,7%
– Nhân công phục vụ: 0,53 công/ha.
– Chi phí nhiên liệu: 19 lít/ha
– Hệ số sử dụng thời gian: 74 %

Về Trần Thiếu Nga

Check Also

Thiết kế, tổng hợp, nghiên cứu tính chất phát quang, khả năng xúc tác và hoạt tính chống ung thư của phức chất platin với một số phối tử carbene dị vòng nitơ

Trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2020, nhóm nghiên cứu do TS. Nguyễn …