NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN CHẠY THẬN NHÂN TẠO ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIÊN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Cao Thị Hải Yến và các cộng sự
Cơ quan thực hiện: Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai.
Mục tiêu của đề tài:
– Xác định điểm số chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ tại bệnh viện Thống Nhất – Đồng Nai.
– Xác định điểm số chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ bằng bảng câu hỏi KDQOL – SF.
– Xác định mối liên quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống với đặc điểm nhân khẩu học ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ.
– Xác định mối liên quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống với thời gian chạy thận, tần số lọc thận/tuần và số lượng bệnh lý đi kèm ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận định kỳ.
Khảo sát mối tương quan giữa điểm số sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và tác động bệnh thận với tuổi, thời gian chạy thận và một số đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ.
Kết quả nghiên cứu:
1. Đặc điểm nhân khẩu học của dân số nghiên cứu:
Dân số nghiên cứu g m nhiều lứa tuổi, nhưng phần lớn rơi vào lứa tuổi 40 – 59 tuổi (43,2%). Tuổi trung bình là 48,7 ± 15,2; trung vị 49, tứ phân vị 36 – 59. Giới nam nhiều hơn giới nữ (53,7%). a số bệnh nhân tham gia nghiên cứu sống ở vùng nông thôn (57,3%). 1/3 số bệnh nhân có trình độ học vấn ở mức độ ≤ tiểu học (34,7%) trong khi tỉ lệ bệnh nhân tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học còn rất thấp (3,7 %). Về tình trạng hôn nhân, số bệnh nhân sống chung vợ/ch ng chiếm tỉ lệ cao nhất (67,5 %). Về việc làm, có 150/400 bệnh nhân đang làm việc (37%) tương đương với tỉ lệ bệnh nhân thất nghiệp (37,5%). Số bệnh nhân già, nghỉ hưu ít nhất (25,5%).
2. Điểm số chất lượng cuộc sống (KDQOL-SF) của bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ.
2.1. Điểm số 8 lĩnh vực chất lượng cuộc sống (SF – 36) của bệnh nhân
Trong hai thành phần “Sức khỏe thể chất” và “Sức khỏe tinh thần” của bệnh nhân, những lĩnh vực có điểm số < 50 điểm bao g m lĩnh vực “Hoạt động chức năngĐCN” (48,9 điểm), “Giới hạn chức năngGHCN” (31,3 điểm), “Đánh giá sức khỏe tổng quátĐ SK” (38,6 điểm) và lĩnh vực “Giới hạn hoạt động do tâm lýGHTL(34,9 điểm).
Những lĩnh vực có điểm số ≥ 50 điểm bao g m “Cảm nhận đau đớn – CNĐĐ” (57,7điểm), “Cảm nhận sức sống – CNSS”, “Hoạt động xã hội – ĐX ” (55,1 điểm) và lĩnh vực “Tâm thần tổng quát – TTTQ” (61,2 điểm).
2.2. Điểm số 11 lĩnh vực tác động bệnh thận của dân số nghiên cứu
Điểm số các lĩnh vực tác động bệnh thận hầu hết đều cao (> 50 điểm), trừ lĩnh vực “Gánh nặng của bệnh thận – GNBT” (28,8 điểm) và lĩnh vực “Tình trạng làm việc – TTLV” (29,3 điểm). Riêng lĩnh vực “Sự khuyến khích của nhân viên lọc máu – KKNV” có điểm số cao nhất (>70 điểm).
2.3. Điểm trung bình sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, tác động bệnh thận và điểm số chất lượng cuộc sống SF36) của dân số nghiên cứu
Điểm số “Sức khỏe thể chất – SKTC” và “Sức khỏe tinh thần – SKTT” của mẫu nghiên cứu dưới mức trung bình (< 50 điểm). iểm số “Tác động bệnh thận – TĐBT” từ 50 điểm trở lên chiếm đa số.
3. Liên quan giữa điểm số KDQOL-SF với đặc điểm nhân khẩu học của dân số nghiên cứu
Có mối liên quan giữa điểm số SF 36 với tuổi, giới tính, trình độ học vấn và việc làm của mẫu nghiên cứu (p<0,05). Tương tự, có mối liên quan giữa thành phần “Tác động bệnh thận” với nhóm tuổi, trình độ học vấn và việc làm của dân số nghiên cứu (p<0,05)
4. Đặc điểm lâm sàng của dân số nghiên cứu
Thời gian chạy thận nhân tạo trung bình của bệnh nhân là 45,6 ± 35,6 tháng. Phần lớn rơi vào khoảng ≤ 60 tháng (73,7%). Số bệnh nhân chạy thận với tần số 3 lần/tuần chiếm đa số (85,7%), trong khi số bệnh nhân chạy thận với tần số 2 lần/tuần chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ (14,3%). 73% số bệnh nhân suy thận mạn còn phải chịu tác động từ một bệnh lý mạn tính khác đi kèm.
5. Liên quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống (KDQOL-SF) và tác động bệnh thận với đặc điểm lâm sàng
Thời gian chạy thận nhân tạo càng dài thì điểm số SF 36 càng suy giảm và tác động bệnh thận càng tăng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Có sự khác biệt về điểm số CLCS giữa bệnh nhân nhóm bệnh nhân chạy thận 2 lần/tuần, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,453)
Nhóm bệnh nhân suy thận mạn đơn thuần có điểm số SF 36 và “tác động bệnh thận cao hơn nhóm bệnh nhân có bệnh mạn tính đi kèm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
6. Đặc điểm cận lâm sàng của dân số nghiên cứu
Đa số bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ có nồng độ albumine trong máu giảm dưới mức bình thường (59,0%), nồng độ albumine trung bình là 3,1 ± 0,6 g/dL.
Nhóm bệnh nhân có nồng độ Hb trong máu < 10g/dL chiếm tỉ lệ cao nhất (36,5%). Nồng độ Hb trung bình của tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 10,6 ± 2,0 g/dL
Trong số 400 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 278 bệnh nhân lọc máu có hiệu quả (69,5%). Chỉ số Kt/V trung bình là 1,3 ± 0,4.
7. Tương quan giữa điểm số các thành phần chất lượng cuộc sống KDQOL-SF với một số biến nghiên cứu
Có mối tương quan nghịch giữa tuổi với điểm số “Sức khỏe thể chất”; “Sức khỏe tinh thần” và “Tác động bệnh thận” (p< 0,001).
Thời gian chạy thận tương quan nghịch với điểm số “Sức khỏe thể chất”; (p < 0,001); Tác động bệnh thận” (p = 0,008), nhưng không tương quan với điểm số “Sức khỏe tinh thần” (p = 0,081).
Nồng độ hemoglobin máu tương quan thuận với cả ba thành phần “Sức khỏe thể chất” (p = 0,024); “Sức khỏe tinh thần” (p = 0,005) và “Tác động bệnh thận” (p = 0,015).
Có mối tương quan thuận giữa nồng độ albumine với điểm số “Sức khỏe thể chất” và “Tác động bệnh thận” (p <0,001). Không có sự tương quan giữa nồng độ albumine với “sức khỏe tinh thần” (p = 0,088).
Chỉ số Kt/V tương quan thuận với “Sức khỏe thể chất” (p = 0,004) và “Tác động bệnh thận” (p = 0,001), nhưng không có mối tương quan với điểm số “Sức khỏe tinh thần” (p = 0,097).

Về Trần Thiếu Nga

Check Also

Thiết kế, tổng hợp, nghiên cứu tính chất phát quang, khả năng xúc tác và hoạt tính chống ung thư của phức chất platin với một số phối tử carbene dị vòng nitơ

Trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2020, nhóm nghiên cứu do TS. Nguyễn …