Chủ nhiệm đề tài: KS. Lê Thị Hiệp
Và các cộng sự
Cơ quan thực hiện: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Xuân Lộc
Mục tiêu của đề tài:
+ Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc Chơ-ro, xã Xuân Phú,huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
+ Mục tiêu cụ thể
– Tìm hiểu nhu cầu phát triển sản xuất của đồng bào dân tộc Chơ-ro, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc,tỉnh Đồng Nai
– Xây dựng các mô hình điểm gồm:
+ 01 mô hình trồng mới tiêu và 01 mô hình trồng mới cà phê đúng kỹ thuật, tỷ lệ cây sống đạt 85% trở lên.
+ 01 mô hình trồng rau trong nhà lưới đúng quy trình kỹ thuật, năng suất, chất lượng bằng năng suất, chất lượng trung bình toàn huyện.
+ 01 mô hình thâm canh cà phê với năng suất, chất lượng bằng trung bình toàn huyện.
+ 01 mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ với tỷ lệ cây sống đạt 98% trở lên.
+ 01 mô hình chăn nuôi dê (5 điểm chăn nuôi) với tỷ lệ nuôi sống 100%, sinh sản bình thường.
+ 01 mô hình chăn nuôi gà (5 điểm chăn nuôi) với tỷ lệ nuôi sống 95%, sinh sản bình thường.
– Sau khi dự án kết thúc, mở rộng quy mô đối với các hộ được chọn thực hiện mô hình, tỷ lệ mở rộng đạt 70-80%.
– Thông qua việc tổ chức hội thảo, tập huấn, sẽ chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng các mô hình Tiêu, cà phê, rau, thanh long cho 155 hộ, dự kiến diện tích ứng dụng mô hình đạt khoảng 80 ha. Nhân rộng các mô hình chăn nuôi dê và gà cho 200 hộ đồng bào dân tộc Chơ-ro, xã Xuân Phú.Sau đó có thể nhân rộng các vùng đồng bào dân tộc khác Stiêng, Chăm thuộc các trên địa bàn huyện.
Kết quả nghiên cứu:
Xã Xuân Phú thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là một xã thuần nông, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tập trung nhiều đồng bào dân tộc, tôn giáo sinh sống, có xuất phát điểm thấp về kinh tế. Tuy nhiên, xã Xuân Phú có thế mạnh chủ yếu về tài nguyên đất, với diện tích 3537,07ha là đất nông nghiệp (chiếm 87,74%), nên rất thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp và có nguồn nhân lực tương đối dồi dào. Người dân tộc xã Xuân Phú chiếm tỷ trọng 22,5% dân số toàn xã, mức sống và trình độ văn hóa thấp. Thu nhập bình quân đầu người của xã Xuân Phú đạt 37,1 triệu đồng/người/năm đến thời điểm năm 2014. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người toàn xã khá cao, nhưng chỉ tập trung ở những trang trại, những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, còn ở vùng đồng bào dân tộc thu nhập còn rất thấp.
Với mức xuất phát thấp nhưng nhờ có tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chuyển sang canh tác loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn sẽ rất cần được áp dụng trên địa bàn xã Xuân Phú, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc Chơ-ro. Vì vậy dự án này đã được triển khai. Qua 20 tháng thực hiện đã đạt được các kết quả sau:
– Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng cuộc sống, sản xuất của đồng bào dân tộc Chơ-ro, xã Xuân Phú và của người dân xã Xuân Phú.
– Xây dựng các mô hình
+ Đã xây dựng 1 mô hình trồng mới cây hồ tiêu với diện tích 0,2ha.Cây hồ tiêu có tỷ lệ sống khá thấp (76,77%), cây hồ tiêu sinh trưởngkhông đồng đều, kém hơn vườn sản xuất đại trà.
+ Đã xây dựng 1 mô hình thâm canh cây cà phê với diện tích 0,2ha. Cây cà phê sinh trưởng tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại, năng suất đạt 24,20 tạ/ha, tăng 102% so với vườn sản xuất đại trà của xã Tân Phú và tương đương với năng suất bình quân của huyện Xuân Lộc.
+ Đã xây dựng 1 mô hình thâm canh trồng mới cây cà phê với diện tích 0,2 ha. Cây cà phê có tỷ lệ sống cao (98%), cây sinh trưởng tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại.
+ Đã xây dựng mô hình trồng 02 cây rau với diện tích 0,1ha. Năng suất đạt 2.350kg/1.000m2 (cây cải xanh) và 2.456kg/1.000m2 (cây cải ngọt).Chất lượng 02 cây rau này đạt tương đương chất lượng rau các vùng khác trên địa bàn huyện.
+ Đã xây dựng mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ với diện tích 0,2ha. Cây sinh trưởng, phát triển tốt.Một số cây đã cho trái.
+ Đã xây dựng mô hình nuôi gà thịt với 5 điểm. Tỷ lệ nuôi sống từ 21 ngày tuổi đến 120 ngày tuổi đạt 95,47%.Trọng lượng bình quân trống, mái lúc 120 ngày tuổi gà đạt 1,59kg/con
+ Đã xây dựng mô hình nuôi dêvới 5 điểm. Tỷ lệ nuôi sống đạt 100%. Dê sinh sản bình thường. Trọng lượng dê sau 3 tháng nuôi từ lúc mua 6 tháng tuổi (18,0-20,4kg/con) đến 9 tháng tuổi đạt từ 23,4 – 25,3 kg/con.
+ Chuyển giao kỹ thuật:
Tập huấn kỹ thuật: 404 lượt nông dân được tập huấn nắm các kỹ thuật nuôi, trồng và chăm sóc cây trồng vật nuôi theo mô hình, áp dụng vào sản xuất.
Hội thảo đầu bờ: 233 lượt hộ dân tham gia hội thảo nắm được kỹ thuật
Tham quan học tập kinh nghiệm: 39 hộ dân học tập kinh nghiệm từ chủ vườn khác.
Check Also
Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vật nuôi
Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật là …