Chủ nhiệm đề tài: CN Trần Hải Sơn – Th.S. Nguyễn Vinh Hùng
và các cộng sự
Cơ quan thực hiện: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai
Mục tiêu của đề tài:
– Xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận để xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ lực cho ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai.
– Xác định nhóm cây trồng, vật nuôi chủ lực và nhóm cây trồng, vật nuôi hỗ trợ sản xuất trong hệ thống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, để tập trung nguồn lực đầu tư nhằm phát huy tối đa tiềm năng để sản xuất theo hướng hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ.
– Đề xuất hệ thống giải pháp để các nhóm cây trồng, vật nuôi kể trên phát triển một cách bền vững: ổn định diện tích, tăng năng suất, chất lượng và giữ gìn tính đa dạng sinh học.
Kết quả thực hiện:
1. Nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường để xác định cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
1.1. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển NN tỉnh Đồng Nai đến năm 2015
Qua phân tích, đánh giá về các nguồn lực có liên quan, thực trạng phát triển, ngành nông nghiệp và dự báo một số yếu tố có liên quan đến ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, có thể rút ra một số đánh giá chung về các yếu tố bên bên ngoài, bên trong với các nội dung như điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) theo phương pháp phân tích ma trận SWOT.
2. Tổng hợp kết quả điều tra kinh tế nông hộ để tính toán các tiêu chí
Qua xử lý phiếu điều tra và phân tích đánh giá hiện trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, có thể phân tích, đánh giá từng tiêu chí đối với từng loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh theo nhóm các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật và thị trường như sau:
(1) Nhóm tiêu chí định lượng
(2) Nhóm tiêu chí định tính
3. Đề xuất hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực
Bằng phương pháp đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp để xây dựng hệ thống tiêu chí, xác định trọng số và cho điểm từng tiêu chí đối với từng loại cây trồng, vật nuôi, chúng ta đã xác định được các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 gồm 6 cây – 2 con theo thứ tự như sau: cây hồ tiêu; cây ăn quả có múi; cây rau thực phẩm; cây chôm chôm; cây xoài; cây cao su; con heo; con gà. Và hệ thống cây trồng, vật nuôi dự phòng gồm: cây bắp, cây chuối, cây sầu riêng, cây lúa, cây mía, cây cà phê, con bò và con vịt.
4. Xác định quy mô và phân bố cây trồng, vật nuôi chủ lực
(1) Xác định quy mô cây trồng, vật nuôi chủ lực
Căn cứ diễn biến hiện trạng về quy mô các loại cây trồng, vật nuôi; căn cứ quy hoạch về quy mô các loại cây trồng, vật nuôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4227/QĐ-UBND ngày 31/12/2014, xác định quy mô các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực cho các năm như sau:
Bảng 11: Quy mô các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực tỉnh qua các năm
.
STT | Cây trồng | Hiện trạng 2015 | Quy hoạch 2020 | Định hướng 2030 |
1 | Cây hồ tiêu (ha) | 14.240 | 15.000 | 15.000 |
2 | Cây ăn quả có múi (ha) | 5.577 | 6.000 | 7.000 |
+ Bưởi | 2.588 | 3.000 | 3.500 | |
+ Cam quýt | 2.989 | 3.000 | 3.500 | |
3 | Cây Rau đậu các loại (ha) | 19.258 | 23.000 | 25.000 |
4 | Cây Chôm chôm (ha) | 11.118 | 12.550 | 12.550 |
5 | Cây Xoài (ha) | 11.465 | 12.000 | 12.000 |
6 | Cây Cao su (ha) | 49.172 | 45.000 | 45.000 |
7 | Con gà (con) | 16.172.030 | 18.000.000 | 20.000.000 |
8 | Con heo (con) | 1.689.910 | 2.000.000 | 2.500.000 |
.Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2015 và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai
(2) Xác định địa bàn phân bố cây trồng, vật nuôi chủ lực
Căn cứ kết quả khảo sát về phân bố các loại cây trồng, vật nuôi năm 2015; căn cứ kết quả tính toán hệ số địa phương hóa (LQir); căn cứ báo cáo quy hoạch và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xác định địa bàn phân bố các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực tỉnh Đồng Nai như sau:
Bảng 12: Phân bố các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực tỉnh ĐN
.
STT | Cây trồng và phân bố | Hiện trạng 2015 | Quy hoạch 2020 | Định hướng 2030 | Số xã trong vùng tập trung |
I | Cây Hồ tiêu (ha) | 14.240 | 15.000 | 15.000 | |
a | Vùng tập trung | 13.949 | 14.694 | 14.694 | |
1 | Huyện Cẩm Mỹ | 4.802 | 5.058 | 5.058 | 12 |
2 | Huyện Xuân Lộc | 2.983 | 3.143 | 3.143 | 11 |
3 | Huyện Tân Phú | 2.089 | 2.201 | 2.201 | 13 |
4 | Huyện Trảng Bom | 1.828 | 1.926 | 1.926 | 6 |
5 | TX Long Khánh | 878 | 924 | 924 | 8 |
6 | Huyện Định Quán | 712 | 750 | 750 | 8 |
7 | Huyện Thống Nhất | 440 | 463 | 463 | 6 |
8 | Huyện Vĩnh Cửu | 145 | 153 | 153 | 3 |
9 | Huyện Long Thành | 72 | 76 | 76 | 2 |
b | Ngoài vùng tập trung | 291 | 306 | 306 | |
II | Cây Bưởi (ha) | 2.588 | 3.000 | 3.500 | |
a | Vùng tập trung | 1.784 | 2.068 | 2.412 | |
1 | Huyện Vĩnh Cửu | 703 | 815 | 951 | 4 |
2 | Huyện Tân Phú | 434 | 503 | 587 | 5 |
3 | Huyện Định Quán | 388 | 450 | 524 | 5 |
4 | Huyên Trảng Bom | 259 | 300 | 350 | 2 |
b | Ngoài vùng tập trung | 804 | 932 | 1.088 | |
III | Quýt và cây có múi (ha) | 2.989 | 3.000 | 3.500 | |
a | Vùng tập trung | 1.882 | 1.889 | 2.204 | |
1 | Huyện Định Quán | 1.192 | 1.196 | 1.396 | 7 |
2 | Huyện Tân Phú | 484 | 486 | 567 | 5 |
3 | Huyện Xuân Lộc | 131 | 131 | 153 | 2 |
4 | Huyện Cẩm Mỹ | 76 | 76 | 88 | 1 |
b | Ngoài vùng tập trung | 1.107 | 1.111 | 1.296 | |
III | Rau thực phẩm (ha) | 19.258 | 23.000 | 25.000 | |
a | Vùng tập trung | 18.265 | 21.814 | 23.711 | |
1 | Huyện Xuân Lộc | 5.899 | 7.045 | 7.658 | 14 |
2 | Huyện Cẩm Mỹ | 3.444 | 4.114 | 4.471 | 7 |
3 | Huyện Tân Phú | 2.441 | 2.915 | 3.168 | 15 |
4 | Huyện Thống nhất | 1.823 | 2.177 | 2.366 | 9 |
5 | Huyện Trảng Bom | 1.361 | 1.625 | 1.766 | 11 |
6 | Huyện Định Quán | 1.287 | 1.537 | 1.670 | 11 |
7 | Huyện Vĩnh Cửu | 636 | 760 | 826 | 5 |
8 | Huyện Nhơn Trạch | 608 | 726 | 789 | 9 |
9 | TX Long Khánh | 415 | 495 | 538 | 5 |
10 | Huyện Long Thành | 352 | 420 | 457 | 4 |
b | Ngoài vùng tập trung | 993 | 1.186 | 1.289 | |
IV | Cây Chôm chôm (ha) | 11.118 | 12.550 | 12.550 | |
a | Vùng tập trung | 10.085 | 11.419 | 11.419 | |
1 | TX Long Khánh | 2.924 | 3.311 | 3.311 | 9 |
2 | Huyện Thống Nhất | 2.917 | 3.302 | 3.302 | 10 |
3 | Huyện Xuân Lộc | 1.716 | 1.943 | 1.943 | 4 |
4 | Huyện Cẩm Mỹ | 1.153 | 1.306 | 1.306 | 6 |
5 | Huyện Trảng Bom | 664 | 751 | 751 | 3 |
6 | Huyện Long Thành | 264 | 299 | 299 | 4 |
7 | Huyện Định Quán | 231 | 261 | 261 | 4 |
8 | Huyện Tân Phú | 217 | 246 | 246 | 3 |
b | Ngoài vùng tập trung | 1.033 | 1131 | 1131 | |
V | Cây Xoài (ha) | 11.465 | 12.000 | 12.000 | |
a | Vùng tập trung | 10.557 | 11.079 | 11.079 | |
1 | Huyện Định Quán | 5.708 | 5.990 | 5.990 | 8 |
2 | Huyện Vĩnh Cửu | 2.816 | 2.955 | 2.955 | 4 |
3 | Huyện Xuân Lộc | 1.905 | 1.999 | 1.999 | 7 |
4 | Huyện Tân Phú | 65 | 68 | 68 | 1 |
5 | Huyện Nhơn Trạch | 63 | 66 | 66 | 1 |
b | Ngoài vùng tập trung | 908 | 921 | 921 | |
VI | Cây cao su (ha) | 49.172 | 45.000 | 45.000 | |
a | Vùng tập trung | 47.489 | 43.509 | 43.509 | |
1 | Huyện Cẩm Mỹ | 14.231,02 | 13.038,21 | 13.038,21 | 13 |
2 | Huyện Long Thành | 12.054,30 | 11.043,95 | 11.043,95 | 7 |
3 | Huyện Xuân Lộc | 6369,74 | 5835,85 | 5835,85 | 9 |
4 | Huyện Thống Nhất | 4826,9 | 4422,31 | 4422,31 | 7 |
5 | Huyện Định Quán | 3216,36 | 2946,76 | 2946,76 | 8 |
6 | TX Long Khánh | 3171,39 | 2905,57 | 2905,57 | 4 |
7 | Huyện Trảng Bom | 2401,22 | 2199,96 | 2199,96 | 5 |
8 | Huyện Vĩnh Cửu | 1218,06 | 1115,98 | 1115,98 | 6 |
b | Ngoài vùng tập trung | 1.683 | 1.491 | 1.491 | |
VII | Đàn gà (con) | 16.172.030 | 18.000.000 | 20.000.000 | |
1 | Huyện Xuân Lộc | 6.519.310 | 7.336.210 | 8.134.141 | |
2 | Huyện Trảng Bom | 2.956.930 | 3.341.162 | 3.686.847 | |
3 | Huyện Thống Nhất | 1.361.780 | 1.517.724 | 1.729.119 | |
4 | Huyện Vĩnh Cửu | 1.033.670 | 1.150.509 | 1.278.344 | |
5 | Huyện Long Thành | 947.320 | 1.054.399 | 1.171.554 | |
6 | Huyện Tân Phú | 792.140 | 881.678 | 979.643 | |
7 | Huyện Cẩm Mỹ | 776.470 | 864.237 | 960.263 | |
8 | Huyện Định Quán | 661.090 | 735.815 | 817.573 | |
9 | Huyện Nhơn Trạch | 586.780 | 653.106 | 725.673 | |
10 | TX. Long Khánh | 417.920 | 465.159 | 516.843 | |
11 | TP. Biên Hòa | 118.610 | – | – | |
VIII | Đàn heo (con) | 1.689.910 | 2.000.000 | 2.500.000 | |
1 | Huyện Xuân Lộc | 328.400 | 400.000 | 550.000 | |
2 | Huyện Thống Nhất | 262.040 | 350.000 | 437.500 | |
3 | Huyện Trảng Bom | 264.340 | 280.000 | 350.000 | |
4 | Huyện Cẩm Mỹ | 195.070 | 240.000 | 300.000 | |
5 | Huyện Định Quán | 68.630 | 200.000 | 250.000 | |
6 | Huyện Vĩnh Cửu | 142.440 | 170.000 | 212.500 | |
7 | TX. Long Khánh | 91.750 | 150.000 | 187.500 | |
8 | Huyện Long Thành | 131.030 | 100.000 | 75.000 | |
9 | Huyện Tân Phú | 90.680 | 100.000 | 125.000 | |
10 | Huyện Nhơn Trạch | 64.550 | 10.000 | 12.500 | |
11 | TP. Biên Hòa | 50.980 | – | – |
.Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2015 và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai
2. Giải pháp phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực
Vận dụng cơ sở lý luận về sản phẩm chủ lực; căn cứ kết quả xử lý phiếu điều tra, kết quả đánh giá thực trạng và dự báo các nguồn lực có liên quan, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp, nhóm nghiên cứu đề tài đề xuất 8 nhóm giải pháp liên quan đến các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, xã hội và môi trường nhằm phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực một cách bền vững như sau:
2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Nhóm giải pháp này chúng tôi đề xuất nhằm mục tiêu khắc phục tình trạng sản xuất tự phát, manh mún; tạo ra khối lượng hàng hóa lớn và ổn định, gia tăng sức cạnh tranh; đồng thời giúp hình thành những liên kết sản xuất quy mô lớn, những chuỗi cung ứng sản phẩm, tạo cơ hội để chuyên môn hóa và ứng dụng rộng rãi những thành tựu mới của khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Các loại quy hoạch được đề xuất trong nhóm giải pháp này gồm: quy hoạch 6 vùng chuyên canh cây trồng và 2 vùng chăn nuôi tập trung; quy hoạch hệ thống cánh đồng lớn; thực hiện tốt quy hoạch và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt.
2.2. Nhóm giải pháp về kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư để từng bước hình thành chuỗi liên kết sản xuất
Tồn tại lớn nhất của nông nghiệp hiện nay là tính hiệu quả và mức độ an toàn của sản phẩm không cao; sản phẩm chưa thể truy xuất nguồn gốc và khó có cơ hội nâng cấp chuỗi giá trị; đó là những yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường đã được phân tích khá chi tiết ở phần thứ hai khi đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai. Những tồn tại kể trên chỉ có thể được giải quyết tận gốc khi các doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoặc đồng hành cùng nông dân sản xuất, kinh doanh; do đó, chúng tôi đề xuất nhóm giải pháp về kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp để từng bước hình thành chuỗi liên kết sản xuất với các giải pháp chính như sau: sau khi hoàn thành quy hoạch hệ thống cánh đồng lớn, cần tiến hành xây dựng hoàn thiện hệ thống cánh đồng lớn; trong đó nội dung quan trọng là vận động để ở mỗi ngành hàng thành lập ít nhất một hợp tác xã; ngoài các quy định về nhiệm vụ theo luật hợp tác xã năm 2013; các hợp tác xã còn có vai trò quan trọng trong việc mời gọi và làm đối tác (trên cơ sở có tư cách pháp nhân) với các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách đặc thù để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; đặc biệt là NNƯDCNC, nông nghiệp theo hướng hữu cơ; đồng thời thực hiện các giải pháp để hình thành và phát triển các mối liên kết dọc, liên kết ngang, tăng cường vai trò của các tác nhân hỗ trợ giá trị; từng bước hình thành chuỗi liên kết sản xuất và chuỗi cung ứng sản phẩm.
2.3. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Ở phần thứ nhất, đánh giá các nguồn lực về hệ thống cơ sở hạ tầng cho thấy: trong mấy năm gần đây hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đã được đầu tư, xây mới, sửa chữa và nâng cấp; tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp nói chung và tiêu chí của các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực vẫn chưa đáp ứng, hiệu suất các công trình thấp; do đó, nhóm giải pháp này được đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; đáp ứng tốt yêu cầu của phát triển sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới với các giải pháp cụ thể như sau:
– Quy hoạch và thực hiện quy hoạch để hoàn thiện hệ thống thủy lợi;
– Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông NT và giao thông nội đồng;
– Hoàn chỉnh hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp;
– Hoàn thiện xây dựng nông thôn mới.
2.4. Nhóm giải pháp về khoa học – công nghệ
Đánh giá thực trạng về quy trình sản xuất và các tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong nông nghiệp cho thấy vẫn còn không ít hộ nông dân áp dụng chưa đúng quy trình kỹ thuật, việc sản xuất theo quy trình GAP và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp mới chỉ là những mô hình, việc nhân ra diện rộng còn gặp nhiều khó khăn. Nhóm giải pháp này nhằm nâng cao tỷ lệ người dân thực hiện đúng quy trình sản xuất đã khuyến cáo; từng bước nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo quy trình GAP, NNƯDCNC và phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ với các nội dung cụ thể như sau: hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như những mô hình mẫu để nhân ra diện rộng cho các doanh nghiệp, chủ trang trại và nông hộ; đổi mới công tác giống cây trồng, vật nuôi; đầu tư phát triển cơ giới hóa trong nông nghiệp; Tăng cường các hoạt động chuyển giao khoa học – kỹ thuật cho nông dân.
2.5. Nhóm giải pháp về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
– Đào tạo lao động trực tiếp sản xuất tại các nông hộ, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp;
– Đào tạo chủ trang trại cả về kỹ thuật và quản lý;
– Cử các thành viên ban quản lý HTX Nông nghiệp tham gia học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, điều hành HTX;
– Đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ chuyên môn kỹ thuật thuộc các ngành;
– Tiếp tục đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ đại học và sau đại học bố trí về công tác tại Sở Nông nghiệp – PTNT.
2.6. Nhóm giải pháp về xây dựng thương hiệu, XTTM và tiêu thụ sản phẩm
Căn cứ những tồn tại đã được đề cập ở các nội dung đánh giá hiện trạng về thương hiệu, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm, chúng tôi đề xuất nhóm giải pháp về xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm với các giải pháp như sau:
– Giải pháp về tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin, xây dựng Website về nông nghiệp tỉnh Đồng Nai.
– Giải pháp về xây dựng thương hiệu.
– Giải pháp về quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại.
– Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm.
2.7. Nhóm giải pháp về đổi mới cơ cấu vốn đầu tư
Tồn tại lớn nhất về vốn đầu tư trong nông nghiệp tỉnh Đồng Nai hiện nay là: lượng vốn đầu tư hàng năm cho nông nghiệp thấp; cơ cấu vốn đầu tư chưa đa dạng (chủ yếu từ nguồn ngân sách); do đó, chúng tôi kiến nghị nhóm giải pháp này với các giải pháp chính như sau:
– Tăng vốn đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp.
– Tạo điều kiện thuận lợi để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.
– Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ngày càng nhiều vào sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.
– Tận dụng tối đa vai trò của nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng.
– Tận dụng mọi cơ hội để thu hút các nguồn vốn khác.
2.8. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
Căn cứ thực trạng hệ thống chính sách hiện hành; căn cứ kết quả đề xuất hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực, kiến nghị 2 nội dung lớn về cơ chế chính sách đối với phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh như sau:
– Tiến hành rà soát và phân loại hệ thống chính sách hiện hành đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn; trên cơ sở đó, triển khai thực hiện đúng các chính sách của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương phù hợp với thực tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh; những chính sách chưa rõ ràng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể.
– Đề xuất UBND tỉnh Đồng Nai nghiên cứu ban hành một số chính sách đặc thù để phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực.
.