Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thanh Bình
Đồng chủ nhiệm: CN Lâm Thủy Ngân Tuyền
và các cộng sự
Cơ quan thực hiện: Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai
Mục tiêu của đề tài:
+ Mục tiêu chung:
– Xây dựng mô hình nuôi nhốt Chồn trong khuôn viên môi trường nhân tạo làm cơ sở, phát triển mô hình chăn nuôi thú hoang dã (thay đổi giống vật nuôi mới) góp phần thay đổi kinh tế nông hộ.
– Tạo cơ sở cho việc bảo tồn thú quý hiếm trên cơ sở tác động và ứng dụng CNSH.
– Trên cơ sở nuôi nhốt Chồn nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất cà phê chồn
nguyên liệu.
+ Mục tiêu cụ thể:
– Nghiên cứu đặc điểm sinh học của Chồn Paradoxurus hermaphroditus trong điều kiện nuôi nhốt tại địa điểm khảo sát (dinh dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ…), nhằm xác định điều kiện môi trường bán hoang dã phù hợp nhất.
– Ảnh hưởng của sử dụng kích dục tố để nâng cao khả năng sinh sản của chồn hương.
– Ghi nhận và đề xuất quy trình, phát đồ điều trị những bệnh xảy ra trong điều kiện bán hoang dã tại địa điểm khảo sát.
– Xác định được loại cà phê mà Chồn thích ăn để xuất quy trình sản xuất cà phê chồn hiệu quả có giá trị kinh tế cao.
Kết quả nghiên cứu:
1. Qua khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng như: tăng trọng, chiều dài thân, số đo vòng ngực để có thể bước đầu đánh giá khá năng phát triển của Chồn trong điều kiện nuôi nhốt và ghi nhận các số liệu này để làm cơ sở chonhững nghiên cứu về sau về một số chỉ tiêu tăng trưởng trong điều kiện nuôi nhốt. Chúng tôi có nhận xét rằng Chồn được nuôi nhốt tại TTCNSH đã có thể tăng trọng và phát triển bình thường về chiều dài và kích thước cũng như mức tăng trọng. Các chỉ tiêu sinh hóa máu của chồn trong điều kiện sinh lý bình thường đã được công bố, là cơ sở cho những nghiên cứu kế tiếp và tham khảo xử lý bệnh.
2. Qua ba chỉ tiêu ẩm độ và nhiệt độ và hướng gió, chúng tôi nhận thấy tiểu khí hậu chuồng nuôi tại trại đã mang lại hiệu quả về khả năng tăng trưởng và bước đầu khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của chồn hương.
Chồn hương thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt tại trại, khi chúng tăng trưởng và sinh sản một cách bình thường.
3. Hàm lượng kích thích tố với liều thí nghiệm đã có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh sản của thú cái thí nghiệm. Tỉ lệ mang thai cao và cung cấp số lượng con giống đồng loạt và với số lượng lớn đáp ứng nhu cầu trong sản xuất.
4. Trong các bệnh thường gặp cao nhất là chấn thương cơ học (66.8%), trong đó chấn thương đuôi chiếm khá cao (50%), chấn thương các chi (16.6%), chấn thương mắt chiếm (10%). Chồn rụng lông chiếm khá cao (80%). Nhiễm nội ký sinh chiếm (33.3%), trong đó: nhiễm giun tóc chiếm (30%), nhiễm giun kết hạt chiếm (20%). Chồn bị tiêu chảy chiếm tỉ lệ (10%). Trong điều kiện nuôi nhốt như trên bước đầu chúng tôi đánh giá Chồn ít bệnh, chỉ ảy ra ở những bệnh đơn giản, hiệu quả điều trị cao, không thiệt hại về kinh tế.
5. Chồn đã sử dụng lượng quả cà phê chín khá cao (44,5 % ở cá thể cái, 55,4 % ở cá thể đực) đối với lô thí nghiệm có giảm 50% lượng thức ăn cơ bản. Trong trường hợp không giảm lượng thức ăn cơ bản hoặc giảm 100 % lượng thức ăn cơ bản thì khả năng tiêu thụ quả cà phê chín thấp hơn so với các lô khác. Khả năng tiêu hóa quả cà phê chín để thu được hạt cà phê chồn (cà phê phân chồn) khả quan trung bình 30% quả cà phê chín mà chồn ăn vào.
Check Also
Thiết kế, tổng hợp, nghiên cứu tính chất phát quang, khả năng xúc tác và hoạt tính chống ung thư của phức chất platin với một số phối tử carbene dị vòng nitơ
Trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2020, nhóm nghiên cứu do TS. Nguyễn …