Tổng hợp các biện pháp phòng bệnh cho chim bồ câu

Hiện nay chim bồ câu cũng là loại chim được nuôi khá nhiều ở nước ta. Đây là loại chim mắn đẻ, mỗi năm chúng đẻ được 6 – 7 lứa, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Thức ăn của chim bồ câu cũng rất đơn giản như lúa, gạo, ngô nên không mất nhiều kinh phí. Thêm nữa nuôi loại chim này khá nhàn, người chăn nuôi không mất nhiều thời gian chăm sóc, tuy vậy, hiệu quả kinh tế đem lại khá cao. Khi nuôi chim bồ câu, cần lưu ý một số các biện pháp phòng bệnh để chim có thể phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là tổng hợp các biện pháp đơn giản để phòng bệnh cho chim bồ câu.

Vị trí xây dựng trại bồ câu

Nên xây dựng trại ở nơi xa khu dân cư, cách bệnh viện, trường học, chợ, đường giao thông càng xa càng tốt, tối thiểu từ 300 m trở lên.

Tránh xây trại ở những nơi gần sông, suối, kênh, mương, hồ nước tự nhiên và những nơi có nhiều thú hoang, chim hoang sinh sống hoặc lui tới hoặc nơi chăn thả gia súc, gia cầm khác.

Bảo đảm có nước sạch thường xuyên.

Xung quanh phải có hàng rào; bên trong bố trí vùng chăn nuôi, kho thức ăn, kho dụng cụ.

Tại cổng trại (nằm trên ranh giới trại) có hệ thống bơm và vòi nước áp lực để rửa các loại phương tiện, tiếp đến là hố sát trùng để sát trùng ủng và bánh xe, rồi đến nhà thay quần áo (trong đó có phòng tắm và các hố sát trùng).

Đầu mỗi dãy chuồng có vòi nước để rửa ủng và có hố sát trùng.

Có khu nuôi cách ly đàn chim mới nhập.

Có khu vực để xử lý, tiêu hủy chim ốm, chết.

Có khu vực để xử lý phân, rác và nước thải.

Vệ sinh thức ăn, nước uống

Máng ăn, máng uống phải được rửa sạch và phun sát trùng hoặc ngâm chloramin B 0,5% định kỳ 1 tháng 1 lần. Hàng ngày thay nước uống và  rửa lại máng sạch sẽ
Nước cho Bồ câu uống phải là nước sạch, sử dụng chung với nguồn nước sinh hoạt của gia đình.

Không được cho Bồ câu ăn những loại thức ăn không đạt tiêu chuẩn về vi sinh vật, nấm mốc, kim loại nặng… Làm sạch máng ăn trước khi cho bồ câu ăn,
đảm bảo mật độ bồ câu trong chuồng nuôi hoặc trong lồng phải đảm bảo đủ máng ăn, máng uống.

Vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh

Định kỳ phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi và các khu vực xung quanh 1 lần/tuần. Không được phun trực tiếp vào đàn bồ câu, quét mạng nhện, bụi bẩn bám vào chuồng nuôi

Cuốc đất, phun sát trùng, dọn vệ sinh quanh khu vực chăn nuôi định kỳ 2-3 tháng 1 lần.

Thường xuyên diệt chuột và côn trùng ở khu vực chăn nuôi, làm cỏ, phát quang cây cối quanh khu vực chuồng nuôi để tránh những con vật mang mầm bệnh vào cho Bồ câu.

Vệ sinh khi  ấp trứng

Thay lót ổ cho chim bồ câu  ấp 1 tuần 1 lần, vệ sinh nơi chim ấp, phơi khô các nguyên liệu sử dụng làm ổ lót cho chim.

Kiểm tra sức khoẻ đàn chim

Thường kiểm tra vào đầu giờ sáng hàng ngày, kiểm tra tình trạng như dáng đi, các biểu hiện bất thường của chim như liệt chân, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, ho khó thở… kiểm tra phân dưới nền chuồng .

Kiểm tra tình trạng ăn uống, xem đàn bồ câu có ăn uống như ngày thường hay có 1 số con hoặc cả đàn bỏ ăn…

Thực hiện nghiêm túc lịch phòng vaccin và thuốc định kì cho đàn chim.
Phải có sổ ghi chép đầy đủ chính xác về các loại thuốc và vaccin sử dụng, thời gian ngày giờ cho uống tiêm vaccin

Tiêm phòng vắc-xin.

Cứ 6 tháng tẩy giun sán 1 lần cho chim

Định kỳ 1 tháng cho chim uống phòng bệnh tiêu chảy và các bệnh khác cho chim và khi thời tiết thay đổi ta cũng phải cho chim uống thuốc đặc trị tiêu chảy và viêm phế quản.

Khi chim mới bắt từ trung tâm giống về. Do thay đổi thời tiết, môi trường sống,  thức ăn, nước uống chim có thể sinh bệnh tiêu chảy, phân xanh, phân trắng nên tiêm thuốc đặc trị tụ huyết trùng hoặc ecoly 102 và thuốc tetramycin-d

Tiêm phòng bệnh Niu-cát-xơn và tụ huyết trùng.

Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại trong thời gian nuôi

Một số điều cần lưu ý

Bên trong những chuồng đang nuôi chim, sử dụng thuốc sát trùng có thể phun trực tiếp như Virkon,…

Trong trường hợp trại đang nằm trong vùng dịch hoặc vùng bị dịch uy hiếp thì phải phun thuốc sát trùng mỗi tuần 1 lần như trên.

+ Rửa máng ăn, máng uống và ổ đẻ:

+ Cọ rửa và ngâm trong dung dịch xà phòng diệt khuẩn.

+ Sục rửa kỹ nhiều lần.

+ Ngâm vào dung dịch sát trùng trong 24 giờ.

+ Hong trên nền bê – tông khô.

+  Kiểm soát các sự di chuyển ra vào trại.

+  Người vào trại bắt buộc phải vệ sinh theo qui trình sau.

+ Thay quần, áo, mũ, ủng.

+ Tắm và gội đầu.

+ Mặc quần, áo, mũ, ủng mới sạch và đã được sát trùng.

+ Đi qua hố sát trùng để vào trại.

Chống sự xâm nhập của động vật: Hàng rào ranh giới ở ngoài vùng đệm phải đảm bảo chắc chắn và độ dày để ngăn cản sự xâm nhập của gia súc, gia cầm và thú hoang.

Chuồng phải có bộ vách/lưới chống sự xâm nhập của chuột bọ, chim hoang.

Cần đặt hệ thống bẫy chuột quanh các dãy chuồng và vùng chăn nuôi.

Hướng dẫn mọi cán bộ và công nhân của trại để họ hiểu rõ và có kỹ năng thực hiện tốt tất cả các biện pháp an toàn sinh học áp dụng ở trại.

PV (Tổng hợp)

Về Phạm Minh Vương

Check Also

Giữ nguồn gen cây bản địa Đi tìm cây chuối phấn vàng trên đất Tổ

Theo chân anh Đinh Mạnh Cường, tổ viên tổ khuyến nông xã Tân Lập, (huyện …