Trong những thập kỷ qua, quá trình toàn cầu hóa hoạt động kinh tế, biểu hiện bằng việc hàng hóa, dịch vụ, vốn, con người, công nghệ và tri thức trở nên dễ dàng hơn để chuyển giao qua biên giới quốc gia, đã dẫn đến sự phân mảnh rõ rệt của hoạt động kinh tế, với hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và được giao dịch trong mạng lưới sản xuất quốc tế được gọi là chuỗi giá trị toàn cầu (GVC).
Nhiều quốc gia đã có thay đổi trong thiết kế chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tao (ĐMST) theo hướng được thấy quốc gia mình có vị trí trong mạng lưới sản xuất và ĐMST toàn cầu phức tạp hiện nay. Trong thiết lập có tính liên kết cao này, hoạt động ĐMST của doanh nghiệp được hỗ trợ bởi các chính phủ có thể có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên toàn cầu. Ở một mức độ nào đó, sự xuất hiện của Trung Quốc và các nền kinh tế châu Á khác đang định hình hệ thống GVC ngày nay, đó là là hệ quả của các quyết định trước đây về sự hỗ trợ của chính phủ. Ở Trung Quốc, sự hỗ trợ của chính phủ (ví dụ như Chương trình “Bó đuốc”) là công cụ để thành lập các cụm đổi mới và sự phát triển tiếp theo của các công ty đầu tư mạo hiểm (VC) hiện đang đầu tư ra thế giới. Kế hoạch “Made in China 2025”, được ban hành vào năm 2015, đã trở thành kế hoạch chi tiết của Trung Quốc để hỗ trợ theo đuổi “tự chủ về công nghệ” trong khi đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường quốc tế trong các lĩnh vực ưu tiên. Kể từ đó, các cân nhắc chiến lược ngày càng thường xuyên, ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng COVID-19 bắt đầu. Sự phát triển công nghệ và căng thẳng thương mại có thể trở thành trọng tâm hoặc trụ cột của các mối quan hệ kinh tế trong tương lai, cả hai đều được thúc đẩy và ảnh hưởng đến các quyết định về hỗ trợ của chính phủ đối với ĐMST.
Các công ty thúc đẩy sáng tạo tri thức để tạo ra các giải pháp ứng dụng thương mại khả thi trên toàn cầu nhằm thu được lợi ích từ những ĐMST của họ, hoặc bán bản quyền của mình cho bên thứ ba. Điều này làm cho các doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) trở thành những tác nhân chính trong quá trình ĐMST toàn cầu, chiếm phần lớn thực hiện R&D ở các nước thành viên OECD. Ví dụ ở Thụy Điển, chỉ 10% R&D được thực hiện bởi các công ty chỉ hoạt động trong nước, phần còn lại là thuộc về các công ty của Thụy Điển liên kết với các công ty nước ngoài, và các công ty thuộc sở hữu đa số của Thụy Điển với các công ty con ở nước ngoài.
Do đó, các MNE là những đối tượng trực tiếp nhận được sự hỗ trợ của chính phủ. Họ có thể coi các khuyến khích quốc gia là một trong số các tiêu chí để xác định và duy trì nơi thực hiện các hoạt động đổi mới trong một lãnh thổ cụ thể. Các hệ thống hỗ trợ đổi mới có thể được thiết kế để hỗ trợ các doanh nghiệp độc lập, đặc biệt là các DNVVN và các công ty mới thành lập đang gặp phải những rào cản lớn hơn. Nhờ sự thúc đẩy R&D trong các công ty mới, nên mức độ tập trung của R&D và tài sản R&D của họ dường như đang tăng lên trong thời gian gần đây. Tại Hoa Kỳ, các công ty có hơn 1.000 nhân viên chiếm từ 76% tổng thực hiện R&D của doanh nghiệp trong năm 2008 lên 82% năm 2017.
Các tập đoàn R&D lớn thường có khoản chi R&D lớn dành cho việc mua lại những công ty thực hiện R&D nhỏ hơn. Do đó, các nhà chức trách chịu trách nhiệm về các hoạt động kiểm soát sáp nhập đang ngày càng chú ý nhiều hơn đến tác động sáp nhập hay mua lại này đối với đổi mới tổng thể, vì các các tập đoàn R&D lớn đã hiện diện lâu trên trị trường sử dụng nguồn thông tin của họ để xác định và mua lại các đối thủ tiềm năng mới trước khi các đối thủ này trở thành một mối đe dọa cạnh tranh.
Khi các MNE hoạt động trên khắp các quốc gia, họ có sự linh hoạt đáng kể trong việc cơ cấu các nghĩa vụ thuế trên các lãnh thổ, cũng như di chuyển tài sản trí tuệ và lợi nhuận liên quan. Điều này làm tăng áp lực buộc các chính phủ phải đưa ra, trong khuôn khổ các quy tắc hiện hành, các biện pháp khuyến khích cho các công ty để xác định các hoạt động đổi mới và cơ sở thuế của họ trên lãnh thổ quốc gia. Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) bắt nguồn từ việc khai thác các lỗ hổng và sự không phù hợp giữa các hệ thống thuế của các quốc gia khác nhau đang ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia. BEPS đòi hỏi sự phối hợp quốc tế để ngăn chặn, bên cạnh các hành vi có hại khác doanh nghiệp phân bổ lại tài sản trí tuệ cho các khu vực pháp lý thuận tiện hơn, không có các yêu cầu hoạt động thực chất.
Theo: vista.gov.vn