Chủ nhiệm nhiệm vụ: GS-TS. Nguyễn Thanh Tuyền
Đồng chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS-TS. Đào Duy Huân
và các công sự
Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Trường Đại học Tài chính – Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Mục tiêu của đề tài:
+ Mục tiêu chung:
Trên cơ sở khái quát cơ sở lý thuyết về mô hình tăng trưởng kinh tế nói chung, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, làm cơ sở đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế hiện có tỉnh Đồng Nai và đề xuất các giải pháp để tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2015, giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn 2025.
+ Mục tiêu cụ thể của đề tài:
– Trình bày một cách hệ thống lý luận và thực tiễn về mô hình tăng trưởng kinh tế thế giới, Việt Nam làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề xuất mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Nai.
– Phân tích, đánh giá mô hình tăng trường kinh tế Đồng Nai hiện có, giai đoạn 2006 – 2011 và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.
– Phân tích, đánh giá, dự báo những điều kiện, tiền đề, các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Nai theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh giai đoạn 2011 – 2015. 2016 – 2020 và tầm nhìn 2025.
– Nghiên cứu đề xuất mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Nai theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020 và tầm nhìn 2025 và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi.
Kết quả nghiên cứu:
- Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về mô hình tăng trưởng kinh tế nói chung và trường hợp tỉnh Đồng Nai
Hiện nay trên thế giới có nhiều lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế, để làm khung lý thuyết cho đề tài. Trong trường hợp tỉnh Đồng Nai, đề tài sử dụng mô hình tăng trưởng dựa trên việc sử dụng hiệu quả 4 yếu tố: tài nguyên thiên nhiên – lao động – vốn – tiến bộ công nghệ, đảm bào yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) ngày càng cao. Bên cạnh 4 yếu tố trên, thì quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn lệ thuộc vào các yếu tố khác như chính sách chính phủ, nhu cầu xã hội, cơ hội trong từng thời kỳ, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp.
Tỉnh Đồng Nai là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam, do môi trường bên trong và bên ngoài đã thay đổi, do vậy mô hình tăng trưởng kinh tế Đồng Nai cũng cần được chuyển đổi cho phù hợp với xu hướng đổi mới mô hình tăng trưởng của khu vực trọng điểm phía Nam và cả nước. Mặt khác, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế là một phạm trù khách quan hình thành và hoàn thiện theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và của khoa học & công nghệ.
Hình 1. Mô hình đề xuất nghiên cứu
Trên cơ sở mô hình tăng trưởng chung của cả nước, trên cở sở lý thuyết và thực tiễn Việt Nam, chúng tôi đồng tình với ý kiến của nhiều nhà khoa học và thực tiễn cho rằng mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Nai là chuyển từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu để đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Mục tiêu là, thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ nhanh hơn so với cả nước, để sau năm 2025, Đồng Nai là một trong những tỉnh có khu vực công nghiệp nằm tốp đầu của khu vực các tỉnh trọng điểm phía và cả nước.
Việc đánh giá mức độ chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Đồng Naitheo hướng cạnh tranh, chất lượng, hiệu quả và đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển dịch, cần dựa trên các tiêu chí sau: Tốc dộ tăng trưởng GDP; Hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế; các chỉ tiêu ICOR, năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nhu cầu tiêu dùng, chỉ số phát triển con người (HDI) ….
- Đánh giá mô hình tăng trưởng tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ 2005 – 2012
Một là, tốc độ tăng VA bình quân đạt 11 – 12%/năm. Đây là mức tăng thuộc loại khá cao so các tỉnh trong khu vực trọng điểm Phía Nam và cả nước; trong đó các ngành thuộc khu vực II (công nghiệp -xây dựng) tăng nhanh và chuyển dịch đúng hướng, phải quan tâm phát triển đồng bộ giữa tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững. Gắn việc tăng cường huy động nguồn lực trong nước và ngoài nước với sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao tính tự chủ kinh tế trong nước giảm thiểu tác động tiêu cực từ bên ngoài. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội và công tác bảo vệ môi trường.
Hai là, kinh tế tỉnh Đồng Nai trong 10 năm qua, tuy phát triển khá nhưng chưa đủ nguồn lực để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, cơ cấu lại các khu vực kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả. Do sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn lệ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp nước ngoài đóng trên địa bàn. Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện có vẫn chủ yếu tăng trưởng theo qui mô, theo tốc độ, theo chiều rộng chưa hàon toàn đáp ứng cho phát triển bền vững.
Ba là, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng; mức tăng khá đều ở khu vực: khu vực phi nông nghiệp tăng 2 lần, khu vực nông nghiệp tăng 2,5 lần và chịu sự chi phối sâu sắc của nền kinh tế thị trường. Song đã bộc lộ khiếm khuyết và sự bất hợp lý trong phân bố thu nhập giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Mức chênh lệch thu nhập giữa phi nông nghiệp và nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh từ 6,8 lần lên 7,5 lần, giữa thành thị và nông thôn từ 3,7 lần lên 5,0 lần. Sự bất hợp lý trên đã và sẽ còn ảnh hưởng bất lợi đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển ổn định, bền vững kinh tế – xã hội.
Năm là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu VA. Động thái chuyển dịch cơ cấu các khu vực kinh tế cho thấy Đồng Nai đang tỏ rõ dần ưu thế về phát triển khu vực công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Sáu là, các loại hình dịch vụ tăng khá, hàng hóa dịch vụ đa dạng, đáp ứng được một phần yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Tuy vậy, cơ sở vật chất chưa lớn, chưa hiện đại, chưa hình thành được các trung tâm sản xuất lớn, với chsất lượng sản phẩm cao, mang lại nhiều hơn giá trị cho khách hàng, do vây năng lực cạnh tranh thấp.
Bảy là, Khả năng hấp thụ vốn của kinh tế Đồng Nai vẫn thấp, do năng lực tài chính của các doanh nghiệp của tỉnh chưa đủ mạnh, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nguồn lao động chất lượng chưa cao, độ mở thị trường chưa lớn, dẫn đến hàng hóa tồn kho cao, tiêu thụ chậm. Thực tế, các tổ chức tín dụng đã triển khai nhiều giải pháp về tín dụng, thực hiện điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất cho doanh nghiệp…
Tám là, năm 2013, tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai giảm so với cùng kì (10,2% so với 10,6%). Trong khi đó tăng trưởng của Bình Dương cao hơn nhiều cùng kì năm 2013 (9% so với 7,3%), tăng trưởng của TP. Hồ Chí Minh chỉ tăng so với cùng kì (7,7% so với 7,6%). Điều này cho thấy sự tăng trưởng kinh tế lệ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Căn cứ vào tình hình tín dụng cho thấy, đầu tư tư nhân chưa cải thiện nhiều.
Chín là, theo khảo sát của Uỷ ban GSTCQG vào tháng 4-2014, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Đồng Nai thu ngân sách tăng 22% đối với Đồng Nai (cùng kì tăng 2%), tăng 16% đối với Bình Dương (cùng kì tăng 7%). Tuy nhiên, mức cải thiện sản xuất cũng như tăng trưởng chưa cao.Tương tự đối với sản xuất công nghiệp, Đồng Nai giảm nhẹ (7,08% so với 7,2%), trong khi mức tăng của Bình Dương cao hơn nhiều cùng kì (12,3% so với 9,1%) thì TP. Hồ Chí Minh chỉ tăng nhẹ (4,9% so với 3,6%).
- Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013-2015, 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 và giải pháp
Trong phần này chủ yếu, trình bày quan điểm, mục tiêu và các mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Nai, giai đoạn từ năm 2015 đến 2020 và giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 trên các nhóm chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng vốn (ICOR), năng suất tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng.
Hình 2. Mô hình đề xuất đến năm 2020
Đồng thời, đề xuất các giải pháp để thực hiện mô hình tăng trưởng bao gồm: Đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ, tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của daonh nghiệp và của nền kinh tế; Thực hiện hiệu quả chương trình chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả và liên kết giữa các ngành, lĩnh vực sản xuất công nghiệp; phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và bền vững kết hợp với thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới; Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ và nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh lĩnh vực dịch vụ; Phát huy lợi thế, gắn kết phát triển giữa các địa phương trong tỉnh với các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trong điểm phía Nam, chủ động phối hợp triển khai thực hiện các dự án đầu tư liên vùng; Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và doanh nghiệp; sử dụng hiệu quả tài nguyên.
Hình 3. Mô hình đề xuất đến năm 2025 và năm 2030