Các nhà nghiên cứu của Google đang phát triển một thuật toán có khả năng phát hiện dấu hiệu ngừng tim thông qua đồng hồ thông minh

Nghiên cứu của Google Research cho thấy thuật toán học máy trên đồng hồ thông minh có thể phát hiện tình trạng mất mạch đột ngột với độ đặc hiệu 99,99% và độ nhạy 67,23%. Hệ thống này được thiết kế để nhận diện các sự kiện ngừng tim và có thể tự động gọi khẩn cấp ngay cả khi người dùng không phản ứng.

Ngừng tim ngoài bệnh viện (OHCA) là một tình trạng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, và cơ hội sống sót của bệnh nhân phụ thuộc đáng kể vào việc nhận biết sớm và thực hiện các biện pháp cấp cứu kịp thời. Có khoảng 50–75% các trường hợp OHCA xảy ra mà không có người bên cạnh chứng kiến dẫn đến gây khó khăn cho việc can thiệp kịp thời. Hiện tại, các nhà khoa học đang xem xét liệu các thiết bị đeo tay thông minh có thể phát hiện chính xác tình trạng không có mạch (vô tâm thu) và kích hoạt hệ thống cấp cứu kịp thời mà không tạo ra cảnh báo sai để giúp cứu sống nhiều người trong các tình huống khẩn cấp như ngừng tim mà không bị hay không.

Trong nghiên cứu

“Automated Loss of Pulse Detection on a Consumer Smartwatch”, được đăng tải trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu đã đào tạo một thuật toán bằng cách sử dụng cảm biếm quang phổ kế (PPG) kết hợp với dữ liệu chuyển động để từ đó có thể phân tích và nhận diện bất thường trong nhịp tim. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã xác thực hệ thống này  trên sáu nhóm riêng biệt, bao gồm cả môi trường lâm sàng được kiểm soát và điều kiện thực tế trong đời sống. Trong một phòng thí nghiệm điện sinh lý,  có 100 bệnh nhân được thử nghiệm với máy khử rung tim bằng cách gây rung thất để thu thập dữ liệu về tình trạng mất mạch. Ngoài ra, có 99 người tham gia khác trải qua tình trạng mất mạch thông qua mô hình tắc động mạch do dây thắt. Thêm vào đó, một nhóm gồm 948 người sống tự do đã cung cấp thêm dữ liệu mà gặp các sự cố bị mất mạch.

 

Nghiên cứu này đã theo dõi 220 người tham gia đeo đồng hồ thông minh một cách thụ động trong cuộc sống hàng ngày nhằm đánh giá tần suất kết quả dương tính giả. Trong số đó, 135 người tham gia được nghiên cứu trong cả hai điều kiện: môi trường sống tự do (để xác định độ đặc hiệu) và môi trường kiểm soát, nơi mạch của họ bị tạm dừng một cách có chủ ý thông qua tắc động mạch bằng dây thắt (để đánh giá độ nhạy). 21 diễn viên đóng thế được đào tạo chuyên nghiệp đã mô phỏng tình trạng ngừng tim ngoài bệnh viện để đánh giá độ chính xác phát hiện của thuật toán trong các sự kiện chuyển động mạnh.

Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt thống kê giữa tín hiệu PPG trong hai trường hợp: rung thất và mất mạch do tắc động mạch. Độ nhạy của hệ thống đối với các sự kiện mất mạch bất động là 72%, trong khi đối với các sự kiện sụp đổ mô phỏng là 53%. Độ đặc hiệu rất cao, đạt 99,99%, đồng nghĩa với việc rất ít trường hợp báo động sai (1 cuộc gọi cấp cứu sai trên 21,67 người dùng-năm). Thời gian phát hiện mất mạch là 57 giây, sau đó hệ thống kiểm tra phản hồi của người dùng trong 20 giây trước khi thực hiện cuộc gọi cấp cứu. Các thiết bị đeo được có khả năng phát hiện ngừng tim giúp cải thiện khả năng sống sót, đặc biệt trong các trường hợp không có người chứng kiến. Tuy nhiên, để ứng dụng rộng rãi và hiệu quả hơn, cần giảm thiểu tỷ lệ dương tính giả nhằm tránh cảnh báo sai gây quá tải hệ thống y tế, cũng như cải thiện độ chính xác và độ tin cậy của thuật toán trong nhiều điều kiện khác nhau.

P.T.T (NASATI), theo https://medicalxpress.com

Về Phạm Minh Vương

Check Also

Đo mật độ xương bằng AI trong 30s

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đánh …