XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO SẢN XUẤT ỚT NGỌT VÀ ỚT CAY TẠI ĐỊA BÀN XÃ XUÂN ĐƯỜNG, HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Quốc Vương và các cộng sự.
Cơ quan thực hiện: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai
Mục tiêu của đề tài
+ Mục tiêu chung
Xây dựng được mô hình sản xuất ớt ngọt và ớt cay trong nhà màng với hệ thống tưới nhỏ giọt đạt hiệu quả cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làm điểm cho nông dân tham quan, học tập để tiếp cận sản xuất với nông nghiệp công nghệ cao phát triển nông nghiệp nông thôn.
+ Mục tiêu cụ thể
– Xây dựng nhà màng với tích 6732 m2 theo tiêu chuẩn Việt Nam
– Xây dựng 1 mô hình trồng ớt ngọt với diện tích 1500m2 đạt năng suất 20 tấn/ha và mô hình ớt cay diện tích 1500m2 đạt năng suất 20 tấn/ha, sản phẩm đạt vệ sinh an toàn.
– Xác định được giống ớt ngọt và ớt cay trồng không đất phù hợp trong nhà màng trong điều kiện khí hậu Đông Nam Bộ
– Xác định được mật độ trồng và số nhánh thích hợp cho ớt ngọt và ớt cay trong nhà màng.
– Xây dựng 2 quy trình trồng ớt (ngọt và cay) trồng trên giá thể đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
– Tập huấn được cho 50 hộ nông dân trồng ớt ngọt và ớt cay trong nhà màng với dinh dưỡng được cung cấp qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
Kết quả nghiên cứu:
Đề tài xây dựng được 1 nhà màng trồng không đất với diện tích 6732 m2
Từ kết quả thí nghiệm trên rút ra một số kết luận sau:
+ Đối với ớt cay: đã chọn được giống có năng suất cao phù hợp trồng trong nhà màng điều kiện khí hậu ở Đồng Nai là giống ớt CN 020. với mật độ trồng thích hợp là 19048 cây/ha và phương pháp không tỉa nhánh là thích hợp. Lượng dung dịch dinh dưỡng tưới phù hợp là (T3:trước ra hoa 1,2 lít/cây/ngày và sau ra hoa là 1,8 lít/cây/ngày) với công thức phân bón cho 1000 lít nước như sau: Ca(NO3)2.4H20 720g , KNO3 280g, KH2PO4 320g, K2SO4 150g, MgSO4.7H2O 190g, MnS04.4H2O 3g , H3BO3 2,1g, ZnS04 5g, CuSO4.5H20 1,1g, Chelate Fe 10g. có chiều dài quả trung bình 11,76cm, đường kính quả 1,90cm, trọng lượng quả trung bình 12,08g, số lượng quả trung bình 83,86 quả; ngày ra hoa 58NSG, ngày thu quả 98NSG và thời gian sinh trưởng 154,66NSG; năng suất 19,17 tấn/ha.
+ Đối với ớt ngọt: Xác định được giống ớt ngọt cho năng suất cao nhất (23,01 tấn/ha) trong nhà màng là giống Bachata với mật độ trồng thích hợp là 19048 cây/ha và không tỉa nhánh. Lượng dung dịch dinh dưỡng tưới phù hợp là (T3: trước ra hoa 1,2 lít/cây/ngày và sau ra hoa là 1,8 lít/cây/ngày) với công thức phân bón cho 1000 lít: Ca(NO3)2.4H20 770g , KNO3 320g, KH2PO4 340g, K2SO4 180g, MgSO4.7H2O 190g, MnS04.4H2O 3g , H3BO3 2,1g, ZnS04 5g, CuSO4.5H20 1,1g, Chelate Fe 10g. Có chiều dài quả trung bình 8,03cm, đường kính quả 8,33cm, trọng lượng quả trung bình 152,58g, số lượng quả trung bình 8,30 quả; ngày ra hoa 45NSG, ngày thu quả 96NSG và thời gian sinh trưởng 130NSG; năng suất 23,01 tấn/ha.
Bước đầu hoàn thiện được 2 quy trình trồng ớt ngọt và ớt cay trên giá thể xơ dừa trong nhà màng như sau:
+ Quy trình sản xuất ớt ngọt trên giá thể trong nhà màng với hệ thống tưới nhỏ giọt.
+ Quy trình sản xuất ớt cay trên giá thể trong nhà màng với hệ thống tưới nhỏ giọt.
Xây dựng được mô hình trồng ớt ngọt với diện tích 1500 m2 đạt năng suất 23,01 tấn/ha và mô hình trồng ớt cay với diện tích 1500 m2 đạt năng suất 19,17 tấn/ha.

Về Trần Thiếu Nga

Check Also

Thiết kế, tổng hợp, nghiên cứu tính chất phát quang, khả năng xúc tác và hoạt tính chống ung thư của phức chất platin với một số phối tử carbene dị vòng nitơ

Trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2020, nhóm nghiên cứu do TS. Nguyễn …