Nghiên cứu quản lý tổng hợp (IPM) sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu (Chilo tumidicostalis) và bệnh trắng lá mía (Phytoplasma) ở Việt Nam

Mía (Saccharum officinarum L.) là cây công nghiệp quan trọng của ngành công nghiệp mía đường tại Việt Nam và trên thế giới. Tại Việt Nam, mía được trồng nhiều và tập chung chủ yếu tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và hình thành nhiều vùng nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp mía đường. Mía là cây trồng một lần nhưng lại có khả năng cho thu hoạch nhiều vụ, đây là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh tích lũy, phát triển và gây hại. Mặt khác, khi cơ cấu giống mía ngày càng phong phú, trình độ thâm canh cao và điều kiện thời tiết biến động đã góp phần làm cho thành phần sâu bệnh hại đa dạng hơn. Trong quá trình sinh trưởng phát triển, mía thường bị nhiễm nhiều loại sâu bệnh hại và gây ra tổn thất lớn về năng suất và phẩm chất. Khi sâu bệnh gây hại nặng, nhiều ruộng mía không cho thu hoạch. Hiện nay tại một số vùng trồng mía nguyên liệu tại Khánh Hòa và Tây Ninh bị một số sâu bệnh hại nguy hiểm là bệnh trắng lá mía và sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu. Bệnh trắng lá mía được phát hiện lần đầu năm 1996 tại một số vùng trồng mía như Đồng Nai, Bình Thuận….

Về Nguyễn Xuân Tâm

Check Also

Thiết kế, tổng hợp, nghiên cứu tính chất phát quang, khả năng xúc tác và hoạt tính chống ung thư của phức chất platin với một số phối tử carbene dị vòng nitơ

Trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2020, nhóm nghiên cứu do TS. Nguyễn …