Kết quả nghiên cứu triển khai

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo bi sinh học độn hốc mắt từ vật liệu polyether ether ketone (PEEK) dùng trong y tế

Nhu cầu phục hình hốc mắt trên thế giới và trong nước có xu hướng gia tăng, đặc biệt nhu cầu trong nước về thẩm mỹ, trong đó có nhu cầu lắp mắt giả. Vật liệu độn hốc mắt đóng vai trò rất quan trọng trong phẫu thuật phục hình hốc mắt. Tuy nhiên các [...]

Đọc thêm »

Nghiên cứu phương pháp xác định lượng vết một số dạng Asen trong mẫu huyết thanh bằng phương pháp ghép nối HPLC – ICPMS

Hiện nay, vấn đề phân tích dạng các nguyên tố đang là nhu cầu rất cấp thiết trong đánh giá ô nhiễm thực phẩm và môi trường, trong nghiên cứu các quá trình chuyển hình ảnh và tích lũy sinh học, trong nghiên cứu các quá trình địa hóa... Tuy nhiên các phép xác định [...]

Đọc thêm »

Sản xuất surimi và một số sản phẩm chế biến surimi từ mực đại dương

Mực đại dương là một nguồn nguyên liệu thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao và sản lượng khai thác lớn. Tuy nhiên, do nhược điểm cơ thịt mực đại dương có vị mặn, chát, cơ thịt khô cứng không được ưa chuộng trên thị trường nên giá trị sử dụng và giá trị [...]

Đọc thêm »

Hoàn thiện công nghệ sản xuất sắt xốp và nghiên cứu sử dụng sắt xốp để luyện một số thép hợp kim phục vụ kinh tế và quốc phòng

Từ nhiều năm nay ở Việt Nam, việc sản xuất ra vật liệu đủ tiêu chuẩn để chế tạo các chi tiết máy và công nghệ phụ trợ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt đối với vật liệu để sản xuất các loại vũ khí và khí tài quân sự. Từ năm 2007, Công [...]

Đọc thêm »

Dừa (Cocos nucifera L.) là cây trồng có ý nghĩa về kinh tế, xã hội và sinh thái, là một trong các cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới, có khả năng thích nghi cao với nhiều vùng đất khác nhau. Ngoài việc ly trích dầu từ cơm dừa, các phần phụ khác từ cây dừa cũng được sử dụng để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị thương mại cao. Đề tài “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống dừa Sáp (Makapuno coconut) bằng công nghệ nuôi cấy cứu phôi trên quy mô công nghiệp” do nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Hồng tại Công ty Cổ phần Khoa học công nghệ Nông nghiệp Anh Đào thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020, dựa trên nhu cầu cấp thiết của thị trường về giống cây dừa Sáp nuôi cấy cứu phôi có năng suất, chất lượng cao với quy trình được hoàn thiện từ khâu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đến giai đoạn thích nghi, sinh trưởng khỏe ở vườn ươm trên quy mô công suất sản xuất 10.000 cây/năm.Đề tài hướng đến thực hiện các mục tiêu sau: Hoàn thiện được quy trình công nghệ sản xuất giống dừa Sáp bằng công nghệ nuôi cấy cứu phôi quy mô công nghiệp; trồng thử nghiệm thành công trên đất nhiễm mặn, nhiễm phèn; thành lập được doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ sản xuất kinh doanh giống và các sản phẩm từ dừa Sáp.Đề tài đã thu được các kết quả sau:- Đã sản xuất thử nghiệm được 7.596 cây dừa Sáp trong giai đoạn phòng thí nghiệm, trong đó 5.000 cây sản xuất theo kế hoạch được phê duyệt và 2.596 cây vượt kế hoạch có từ 3 – 4 lá trở lên, cây con phát triển tốt, có bộ rễ khoẻ mạnh.- Đã xây dựng được quy trình nuôi cây dừa Sáp giai đoạn vườn ươm quy mô công nghiệp với tỉ lệ thành công đạt 88,94% trong thời gian 6,5 tháng.- Đã sản xuất được 6.540 cây dừa sáp nuôi cấy cứu phôi ở vườn ươm, trong đó 2.000 cây theo kế hoạch được phê duyệt và 4.540 cây vượt kế hoạch có từ 5 – 6 lá trở lên, cây sinh trưởng tốt, có bộ rễ khoẻ.- Đã xây dựng được 05 ha mô hình trồng thử nghiệm dừa Sáp nuôi cấy cứu phôi trên vùng đất nhiễm mặn, nhiễm phèn ở tỉnh Vĩnh Long (1 ha) và tỉnh Trà Vinh (1 ha), Nhà Bè, TP. HCM (3 ha). Cây có tỉ lệ sống cao (≥95%), sinh trưởng cân đối, ít sâu bệnh hại. Mô hình 1 ha vườn dừa Sáp nuôi cấy cứu phôi ở giai đoạn trưởng thành sinh trưởng tốt, năng suất ổn định, tỉ lệ trái sáp đạt từ 75,4 – 86,7%, dạng trái đặc, loại B và loại C. Mô hình cũng mang lại hiệu quả cao kinh tế, xã hội và môi trường.- Đã nhận bằng Bảo hộ Giống dừa Sáp SAĐ1 theo Quyết định số 263/QĐ-TT-VPBH, Số bằng 123 VN.2019 ngày 19 tháng 9 năm 2019.Phát triển trồng dừa Sáp nuôi cấy cứu phôi trên đất nhiễm mặn, nhiễm phèn sẽ tận dụng được quỹ đất hạn chế về dinh dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn đất nhiễm mặn, nhiễm phèn tại Tp. Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hình thành vùng sản xuất nguyên liệu dừa Sáp phục vụ cho công nghiệp chế biến các sản phẩm cao cấp về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm, góp phần phát triển một nền nông nghiệp bền vững cho khu vực, phù hợp với môi trường và điều kiện biến đổi khí hậu.Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17730/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.N.P.D (NASATI)

Dừa (Cocos nucifera L.) là cây trồng có ý nghĩa về kinh tế, xã hội và sinh thái, là một trong các cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới, có khả năng thích nghi cao với nhiều vùng đất khác nhau. Ngoài việc ly trích dầu từ cơm dừa, các phần phụ khác từ [...]

Đọc thêm »

Nghiên cứu hoàn thiện cơ sở pháp lý về đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư và kiểm soát, giám sát môi trường các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với dự án đầu tư và kiểm soát, giám sát môi trường các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động là những chính sách vô cùng quan trọng để phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường và hướng tới phát [...]

Đọc thêm »

Nghiên cứu gắn bạc nano lên titandioxit bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử làm xúc tác quang hóa xử lý phân hủy chất hữu cơ trong nước

Trong những năm gần đây, giải quyết ô nhiễm môi trường là vấn đề hàng đầu đặt ra cho toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc gia tăng dân số và phát triển công nghiệp đã dẫn đến ngày càng nhiều chất hữu cơ độc hại thải ra môi trường. Các [...]

Đọc thêm »

Nghiên cứu và phát triển công nghệ tăng cường thực tế trên thiết bị di dộng – Ứng dụng sản xuất phần mềm hỗ trợ giáo dục cho học sinh mầm non, tiểu học và TCHS

Trong khuôn khổ Tiểu hợp phần 2b1 của Dự án FIRST, Công ty Cổ phần Dịch vụ và truyền thông Minh Việt nhận được khoản tài trợ từ nguồn vốn IDA của Dự án FIRST để thực hiện Dự án "Nghiên cứu và phát triển công nghệ tăng cường thực tế trên thiết bị di [...]

Đọc thêm »

Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết, tách silymarin từ hạt cây cúc gai (Silybum marianum) làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng

Gan là một trong những cơ quan quan trọng về mặt chuyển hóa các chất của cơ thể con người. Một trong những chức năng quan trọng của gan là tham gia vào quá trình giải độc các chất nội sinh và ngoại sinh. Trong các trường hợp bệnh lý hay sư quá tải các [...]

Đọc thêm »

Chiết xuất thành công các hoạt chất có tác dụng chống loãng xương từ cây rừng

Nhóm nghiên cứu do TS Nguyễn Hải Đăng - Chủ nhiệm đề tài, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã chiết xuất thành công các hoạt chất có tác dụng chống loãng xương từ cây bướm bạc, vót vàng nhạt, triển vọng phát triển thuốc điều trị. Hoa của cây Bướm [...]

Đọc thêm »