Hướng dẫn của WOAH là công cụ quan trọng để phân tích chuỗi nguy cơ từ khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, đến xử lý các cá thể động vật hoang dã bị tịch thu.
Đại diện IUCN, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) và FAO Việt Nam chủ trì cuộc họp. Ảnh: Linh Linh.
Ngày 27–28/5, Nhóm công tác phòng chống đại dịch thuộc Khung Đối tác Một Sức khỏe (OHP) tổ chức cuộc họp chuyên đề về kiểm soát nguy cơ dịch bệnh trong buôn bán động vật hoang dã, với sự tham gia của nhiều cơ quan trong nước và đối tác quốc tế.
Cuộc họp tập trung vào việc áp dụng thực tiễn Khung hướng dẫn của Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) vào hệ thống quản lý rủi ro dịch bệnh tại Việt Nam.
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), cơ quan đầu mối điều phối Khung Đối tác Một Sức khỏe tại Việt Nam, nhấn mạnh sự cấp thiết phải kiểm soát chặt chẽ các điểm tiếp xúc trong chuỗi buôn bán động vật hoang dã, do phần lớn các bệnh truyền lây từ động vật sang người đều xuất hiện từ đây.
Với đặc điểm là quốc gia có đa dạng sinh học phong phú nhưng cũng là điểm nóng của hoạt động buôn bán động vật hoang dã, Việt Nam đứng trước nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh nếu không có các biện pháp đánh giá và can thiệp kịp thời.
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Linh Linh.
Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường, hướng dẫn của WOAH cung cấp khung phân tích rủi ro toàn diện gồm: xác định mối nguy, đánh giá phơi nhiễm, mô tả rủi ro, quản lý rủi ro và truyền thông rủi ro. Đây là công cụ quan trọng để phân tích chuỗi nguy cơ từ khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, đến xử lý các cá thể bị tịch thu. Đặc biệt, cần ưu tiên hành động tại các điểm nóng như chợ buôn bán động vật sống, trạm trung chuyển, hoặc cơ sở nuôi nhốt có điều kiện vệ sinh kém.
Ông Jake Brunner, Trưởng đại diện Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) khu vực Tiểu vùng Mekong hạ lưu giới thiệu về hướng dẫn kiểm soát nguy cơ dịch bệnh trong buôn bán động vật hoang dã. Ảnh: Linh Linh.
Ông Jake Brunner, Trưởng đại diện Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) khu vực Tiểu vùng Mekong hạ lưu nhấn mạnh rằng các động vật bị tịch thu trong chuỗi bán động vật hoang dã thường được trộn lẫn với các động vật từ các trang trại và cơ sở nuôi nhốt khác. Theo đó, cần xem xét cả hoạt động buôn bán hợp pháp và bất hợp pháp vì mầm bệnh từ động vật có thể lây lan mà không phân biệt.
Theo đó, cần tập trung vào các rủi ro truyền bệnh dọc theo chuỗi cung ứng- từ việc bắt động vật hoang dã trong rừng, vận chuyển, tịch thu, chuyển đến các trung tâm cứu hộ, phục hồi và có khả năng thả trở lại tự nhiên. Tất cả những điều này là những thời điểm con người tiếp xúc với động vật bị căng thẳng và có thể bị bệnh. Nguy cơ mắc bệnh từ động vật là rất rõ ràng.
Tại buổi thảo luânh, Nhóm công tác phòng cống đại dịch cũng chỉ ra nhiều khoảng trống cần giải quyết: thiếu bác sĩ thú y chuyên nghiệp cho động vật hoang dã, chưa có chính sách kiểm tra kiểm soát dịch bệnh hoạt động kiểm dịch và gây hại; chế độ giới hạn trong việc chia sẻ dữ liệu giữa các chuyên ngành; và truyền thông chưa đủ sức lan tỏa đến cộng đồng về nguy cơ dịch bệnh và bảo tồn.
Sự phối hợp liên ngành giữa nông nghiệp, môi trường, y tế, công an, hải quan và chính quyền địa phương được xác định là yếu tố then chốt giúp kiểm soát chuỗi cung ứng động vật hoang dã. Ảnh: WOAH.
Nhóm công tác kiến nghị các hành động ưu tiên như nhanh chóng, điều chỉnh các quy định hành động ưu tiên; cập nhật tiêu chuẩn an toàn sinh học trong nuôi nhốt và giết mổ; và thúc đẩy thi pháp luật tại các điểm nóng như Nghệ An, Đồng Nai, Quảng Ninh. Ngoài ra, Nhóm công tác cũng kêu gọi hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức quốc tế để thử nghiệm mô hình quản lý rủi ro tại thực địa.
Thông qua một cơ chế lành mạnh, nền tảng thảo luận của các bên liên quan hướng tới xây dựng một kế hoạch quản lý rủi ro hợp lý, từ cảnh báo sớm, giám sát dịch vụ, đến đào tạo bộ định tuyến đầu tiên như kiểm tra, CDC và thú vị địa phương. Sự phối hợp liên ngành giữa nông nghiệp, môi trường, y tế, công an, hải quan và chính quyền địa phương được xác định là yếu tố then chốt giúp kiểm soát chuỗi cung ứng động vật hoang dã và phòng dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật.
Tại buổi họp, ông Nguyễn Mạnh Hiệp, điều phối Quốc gia về đa dạng sinh học chương trình IUCN giới thiệu về Dự án Nature for Health (N4H) là một sáng kiến toàn cầu do tám đối tác sáng lập khởi xướng, với sự tham gia của các tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực môi trường và y tế nhằm thúc đẩy các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh theo cách tiếp cận Một sức khỏe. Với tinh thần “ngăn ngừa đại dịch từ sớm”, N4H hướng đến xây dựng một mô hình can thiệp liên ngành hiệu quả, đặt nền móng cho việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng gắn liền với bảo tồn thiên nhiên và ứng phó với các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu và suy thoái sinh thái”.
Nguồn: Nongnghiepmoitruong.vn