Nghiên cứu đánh giá và phân cấp mức độ thoái hóa đất lâm nghiệp

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, gắn liền với cuộc sống của con người, là nguồn lực để phát triển kinh tế -xã hội đất nước. Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên trên 33,133 triệu hecta với địa hình phần lớn là đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ. Diện tích đất nông nghiệp trên 27,977 triệu ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm trên 55,28%. Đây là nơi sinh  sống chủ yếu của  đồng  bào  dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, đánh giá đất đai cả nước, các vùng kinh tế – xã hội công bố năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước có trên 11,838 triệu ha đất bị thoái hóa chiếm 35,7% diện tích tự nhiên cả nước. Trong đó, diện  tích đất lâm nghiệp bị thoái hóa là 4,969 triệu ha, chiếm 42,0% diện tích đất  thoái hóa trên toàn quốc. Do nhiều nguyên  nhân khác nhau, tự nhiên hoặc con người, đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng bị thoái hóa và có nguy cơ sa mạc hóa ở nhiều vùng dẫn đến nhiều  thách thức nghiêm trọng về mất đa dạng sinh học, đe dọa trực tiếp đến môi trường sống và sinh kế của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số của nước ta. Tại  Quyết  định  số  204/2006/QĐ-TT ngày 02/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động Quốc gia chống Sa mạc hóa  giai  đoạn 2006 -2020 và định hướng đến năm 2020 nhấn mạnh bốn vùng ưu tiên thực hiện việc phòng, chống sa mạc hóa cấp bách tại Việt Nam là Tây Bắc, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyênvà Tứ giác Long Xuyên.

Về Nguyễn Xuân Tâm

Check Also

Đẩy mạnh phát triển tài chính xanh ở Việt Nam

Tài chính xanh đang trở thành xu hướng quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển …